Lẽ ra cảnh sát Pháp đă có thể tóm sống được tên hung thủ quan trọng trong vụ thảm sát Paris ngày 13/11 vừa qua. Bởi họ đă có tới 3 cơ hội để tóm nghi can người Bỉ trong vụ tấn công khủng bố ở Paris. Nhưng trong cả 3 lần đó hắn đều thoát được.
Không nghi ngờ ǵ hết
Theo Reuters, thông tin trên được luật sư Xavier Carette, đại diện cho anh Mohammed Amri- một tài xế hiện đang bị cảnh sát Pháp thẩm vấn do có liên quan đến nghi can nói trên- cung cấp ngày 17/11 và khiến cho nỗ lực t́m kiếm những kẻ gây ra vụ khủng bố kinh hoàng đêm 13/11 khiến 129 người thiệt mạng càng thêm khó khăn.
Lệnh truy nă tên Salah Abdeslam của cảnh sát Pháp. Ảnh AP
Theo đó, trong đêm xảy ra vụ khủng bố ở Paris, cảnh sát Pháp đă không bắt giữ tên Salah Abdeslam mang quốc tịch Bỉ- kẻ được cho là đóng vai tṛ quan trọng trong việc lên kế hoạch và thực hiện vụ tấn công nói trên- dù họ đă 3 lần chặn chiếc xe có hắn ngồi trong đó trong suốt quá tŕnh truy đuổi những kẻ khủng bố.
Vị luật sư này khẳng định, điều đó cho thấy cảnh sát không hề biết kẻ ngồi trong xe chính là nghi can hàng đầu trong vụ tấn công khủng bố ở Paris.
Ông Carette cho biết, thân chủ của ḿnh cũng không hề nghi ngờ ǵ khi bạn của anh ta- tên Abdeslam, 26 tuổi- gọi điện 2 giờ sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố và nhờ đưa hắn đến Brussels với lư do xe hắn bị hỏng. Trong khi tên Abdeslam hiện vẫn nhởn nhơ ngoài ṿng pháp luật th́ ông Amri lại đang bị cảnh sát Pháp thẩm vấn.
“Bạn biết đấy, khi bạn phải di chuyển một quăng đường dài, bạn có thể nói về bất kỳ điều ǵ hoặc chẳng nói ǵ cả mà chỉ chăm chú nghe nhạc. Bạn có thể cùng hút thuốc với người đồng hành nhưng sẽ chẳng bao giờ nói về một vụ khủng bố như ở Paris”, ông Carette nói. Ngoài ra, ông cũng cho biết, các thanh niên Arab như thân chủ của ông và tên Abdeslam đă quá quen với việc bị cảnh sát chặn xe.
Các công tố viên Pháp cho biết họ đă xác minh được danh tính của 5 trên 7 kẻ tấn công khủng bố đă thiệt mạng trong đó có 4 người Pháp và một người tị nạn vào Hy Lạp. Tên Abdeslam được cho là 1 trong 2 tên có liên quan trực tiếp đến vụ tấn công nói trên.
Pháp- Nga lần đầu bắt tay chống IS
IS cho biết chúng đă tiến hành vụ tấn công ở Paris và vụ đám bom máy bay Nga ở Ai Cập nhằm trả đũa việc hai nước này tham gia không kích chúng ở Syria và Iraq.
Trong ngày 17/11, các máy bay ném bom tầm xa và tên lửa hành tŕnh của Nga đă tấn công vào các mục tiêu IS tại thủ phủ Raqqa của chúng. Cùng ngày, các máy bay chiến đấu của Pháp cũng tấn công các mục tiêu IS tại Raqqa.
Máy bay chiến đấu của Pháp cất cánh tiêu diệt IS. Ảnh Reuters
Hiện Pháp và Nga không tiến hành điều phối các chiến dịch không kích của ḿnh, tuy nhiên, Tổng thống Pháp Francois Hollande đă kêu gọi các nước trên thế giới tham gia vào chiến dịch này sau vụ khủng bố ở Paris.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cam kết sẽ săn đuổi đến cùng những kẻ chịu trách nhiệm vụ máy bay Nga rơi tại Ai Cập và sẽ tăng cường các cuộc không kích chống IS ở Syria.
Điện Kremlin cho biết, ông Putin đă gọi điện trao đổi với ông Hollande và sau đó ra lệnh cho Hải quân Nga liên lạc với Hải quân Pháp hiện đang đưa tàu sân bay Charles de Gaulle đến phía Đông Địa Trung Hải và coi lực lượng này như đồng minh của Nga.
“Chúng ta cần lên kế hoạch để cùng họ có các hoạt động hợp tác trên không và trên biển”, ông Putin nói với các tướng lĩnh của ḿnh.
“Có thể ngày hôm nay, việc liên minh với Nga sẽ thành hiện thực”, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Jean-Yves Le Drian chia sẻ.
Ông Hollande dự kiến sẽ thăm Nga vào ngày 26/11 tới- chỉ 2 ngày sau khi ông gặp người đồng cấp Mỹ Barack Obama tại Washington nhằm hối thúc việc mở rộng hợp tác chống IS.
Một nguồn tin cho hay, ông Hollande cũng đă điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rowhani, người lên tiếng ủng hộ thành lập một mặt trận thống nhất chống IS.
Tại Brussels, ông Le Drian đă lần đầu tiên viện dẫn điều khoản hỗ trợ lẫn nhau của EU kể từ khi Hiệp ước Lisbon năm 2009 cho phép thực hiện việc này. Ông Le Drian tuyên bố, ông hy vọng sẽ nhận được sự trợ giúp từ các nước châu Âu trong chiến dịch của Pháp tại Syria, Iraq và châu Phi.
28 nước thành viên EU đă chấp thuận yêu cầu của Pháp nhưng hiện vẫn chưa rơ họ sẽ cung cấp những sự hỗ trợ ǵ trong thời gian tới.
Đức lo ngại nguy cơ đánh bom sân vận động
Trong khi đó, cảnh sát thành phố Hanover, Đức, cho biết, do lo ngại nguy cơ đánh bom, họ đă hoăn trận Đức- Hà Lan lại dù không bắt được ai cũng như không t́m thấy chất nổ trong và ngoài sân vận động.
“Chúng tôi nhận được những thông tin chi tiết rằng một vụ đánh bom sẽ xảy ra”, Giám đốc Cảnh sát Hanover Volker Kluwe cho biết: “Chúng tôi đă cân nhắc rất kỹ thông tin này và đó là lư do chúng tôi cho hoăn trận đấu lại”.
Ánh sáng 3 màu xanh, trắng đỏ- màu của quốc kỳ Pháp- hắt trên bóng của một cổ động viên vào sân Wembley xem trận giao hữu Anh-Pháp. Ảnh AP
Cùng thời điểm đó, Sân vận động Wembley của Anh được thắp sáng bằng 3 màu xanh, trắng đỏ- màu của quốc kỳ Pháp. Các cổ động viên Anh chào mừng đối thủ trong trận giao hữu bóng đá giữa 2 nước bằng việc hát vang quốc ca Pháp Marseillaise./.