Hôm nay 13/11, tại Bắc kinh đă diễn ra một cuộc họp báo về vấn đề Mỹ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 tới biển Đông. Trong cuộc họp báo này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă điên cuồng phản đối hành động này của Mỹ. Ông ta cho rằng Mỹ làm như vậy sẽ đe dọa an ninh và chủ quyền của Trung Quốc.
Một chiếc "pháo đài bay" B-52 của quân đội Mỹ - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, ông Hồng Lỗi lặp lại luận điệu sai trái: “Chúng tôi quyết liệt phản đối bất kỳ quốc gia nào, nhân danh tự do hàng hải và hàng không, vi phạm luật pháp quốc tế đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”.
Trước đó Bộ Quốc pḥng Mỹ thông báo đă triển khai hai “pháo đài bay” B-52 tới Biển Đông, bay gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép. Tuy nhiên hai chiếc B-52 không bay vào vùng 12 hải lư quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp.
Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Úc đánh giá việc Mỹ triển khai máy bay B-52 tới Biển Đông nhằm khẳng định thông điệp quân đội Mỹ sẽ hoạt động ở bất cư nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Dù vậy giáo sư Thayer cho rằng lẽ ra hai chiếc B-52 phải bay qua các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép để mạnh mẽ bác bỏ đ̣i hỏi chủ quyền vô lư của Trung Quốc. Bởi các đảo nhân tạo này hoàn toàn không có vùng lănh hải 12 hải lư theo Công ước luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).
Trước đó Philippines từng cảnh báo Trung Quốc trên thực tế lập một vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) không chính thức trên Biển Đông. Bằng chứng là lực lượng Trung Quốc chiếm đóng trái phép Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam luôn cảnh báo máy bay các nước, kể cả B-52 của Mỹ, là “xâm nhập trái phép không phận Trung Quốc” hay “vùng an ninh quân sự Trung Quốc”.
Giáo sư Thayer cho biết trên thực tế Trung Quốc không đủ sức lập ADIZ ở Biển Đông v́ không có máy bay quân sự để cản trở máy bay các nước. Hành vi cảnh báo của lực lượng Trung Quốc từ Đá Chữ Thập chỉ là “diễn tṛ chính trị”.
“Đó là cách Trung Quốc diễn giải luật pháp quốc tế. Có nghĩa là luật pháp được hiểu theo cách của Trung Quốc chứ không phải là theo cách chung được công nhận của cộng đồng quốc tế” - giáo sư Thayer chỉ trích.
Therealtz © VietBF