Từ trước tới giờ Mỹ và Nga vẫn là 2 cường quốc mặc dù "tay bắt mặt mừng" nhưng vẫn luôn đối đầu và cạnh tranh nhau trong mọi lĩnh vực. Riêng trong cuộc chiến chống lại lực lương hồi giáo cực đoan IS trên lănh thổ Syria mặc dù có chung kẻ thù nhưng 2 nước này lại không chung chiến tuyến, Nga đă dành phần lợi thế khi đạt được nhiều thành quả hơn hẳn và được hầu hết các nước Trung Đông coi trọng c̣n Mỹ th́ "mất việc".
Ngày 30/9/2015, lực lượng không quân Nga bắt đầu ném bom các mục tiêu IS ở Syria. Kể từ ngày đó, máy bay của Nga đă thực hiện hàng trăm phi vụ thả bom vào các mục tiêu mà Bộ Quốc pḥng Nga cho là có liên quan đến IS. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ lại tỏ ra nghi ngờ về mục tiêu và sứ mệnh của Nga tại Syria.
Phát biểu với các phóng viên vào ngày 13/10, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren gọi các cuộc không kích của Nga là “liều lĩnh và bừa băi”, đồng thời cho rằng “chỉ một phần nhỏ” các cuộc không kích này là nhằm vào IS hoặc lănh thổ do IS kiểm soát. C̣n Ngoại trưởng Mỹ John Kerry th́ thắc mắc “ư định thực sự của Nga là chống IS hay là bảo vệ chế độ Assad?”.
Kỳ thực là Washington nhận thức hành động của Moskva trong cuộc chiến chống các nhóm khủng bố và Hồi giáo khác nhau ở Syria (không chỉ IS mà c̣n có các nhóm khác như Jabhat al-Nusram, một chi nhánh của Al-Qaeda) không chỉ là một sự tự chủ quá đáng mà c̣n là một sự thách thức với chính sách của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Bởi, dẫu sao Washington cũng không hề giấu giếm việc họ đă tài trợ bao năm nay cho các phe nhóm đối lập họ gọi là các phe “nổi dậy ôn ḥa” nhằm lật đổ chính quyền Assad.
Trong khi đó, Moskva không phủ nhận sự ủng hộ của họ đối với chính quyền dân bầu của Tổng thống Assad. Tuy nhiên, theo quan điểm Nga, không kích vào tất cả các nhóm chống chính phủ là một phần của chiến lược ngăn chặn sự phát triển và hoành hành của IS. “Mục tiêu của Nga là làm giảm mối đe dọa IS bằng cách hỗ trợ các nỗ lực chiến đấu của chính phủ hợp pháp ở Syria” - Nikita Mendkovich, một chuyên gia của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế nhận định.
Nói như ông Georgy Bovt - nhà phân tích chính trị và thành viên của Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc pḥng Nga th́: “Với những ai từng hy vọng rằng quan hệ Nga - Mỹ sẽ bằng cách nào đó được cải thiện sau cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama gần đây ở New York, th́ đă đến lúc không c̣n e ngại ǵ để có thể nói đó chỉ là ảo tưởng”.
Và những người từng cho rằng, can thiệp quân sự vào Syria là một nước cờ cao tay của Nga để có được một “thỏa thuận” nào đó với Mỹ về cuộc khủng hoảng Ukraina, cũng đă đến lúc phải nghĩ lại. Bởi, ngay cả trong vấn đề chống IS - một vấn đề rất dễ để t́m thấy quan điểm chung, mà Mỹ và Nga vẫn t́m thấy cách để… bất đồng, th́ có lẽ khó c̣n có thể hy vọng vào sự hàn gắn quan hệ Washington - Moskva.
vietbf @ sưu tầm