Đây không phải lần đầu tiên thế giới dự đoán về nền kinh tế của Trung quốc. Mặc dù có nhiều biểu hiện phát triển nhưng Trung Quốc vẫn không thể che mắt người khác về nền kinh tế đang yếu dần đi của nước ḿnh. Điều đó đă được thể hiện bằng các con số cụ thể.
Hoạt động sản xuất đi xuống tháng thứ 3 liên tiếp, khi chỉ số PMI tháng 10 được Cơ quan Thống kê Trung Quốc công bố hôm nay chỉ là 49,8. PMI dưới 50 điểm cho thấy hoạt động sản xuất tại các nhà máy đang giảm sút. Đây là dấu hiệu mới nhất về sự yếu kém của kinh tế Trung Quốc, sau số liệu GDP quư III chỉ tăng 6,9% - chậm nhất từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. PMI Trung Quốc đang chịu tác động tiêu cực trong bối cảnh chứng khoán trong nước đi xuống và nhu cầu thế giới suy giảm.
Sản xuất tại Trung Quốc đă đi xuống 3 tháng liên tiếp. Ảnh: Bloomberg
Trước đó, giới phân tích cho rằng PMI nước này sẽ là 50. "Do kinh tế toàn cầu gần đây yếu đi và áp lực suy giảm trong nước, các hăng sản xuất vẫn gặp khó khi xuất nhập khẩu", BBC trích nhận xét của Zhao Qinghe – chuyên gia tại Cơ quan Thống kê Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực chuyển hướng nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, tăng cơ cấu tiêu dùng và dịch vụ trong GDP. Thời gian gần đây, nước này đă liên tục tung biện pháp kích thích, như 5 lần giảm lăi suất trong năm 2015. Tuy nhiên, những chính sách này được đánh giá chưa phát huy hiệu quả như mong đợi. ANZ cho rằng số liệu PMI hôm nay có thể thôi thúc Trung Quốc tăng nới lỏng.
Đầu phiên giao dịch sáng nay, chứng khoán châu Á đă đồng loạt đi xuống sau thông tin từ Trung Quốc. MSCI châu Á - Thái B́nh Dương mất 1%, Topix (Nhật Bản) giảm 1,8%, c̣n Shanghai Composite Index giảm 0,9%. Tuy nhiên, đến 10h30 (giờ Hà Nội), các chỉ số này đă hồi phục phần nào. MSCI châu Á - Thái B́nh Dương tăng nhẹ 0,07%, c̣n Shanghai Composite Index tăng 0,23%. Tin tức sẽ tiếp tục được cập nhật.