Trong suốt thời gian qua những hành động bành trướng của Trung Cộng tại biển đông đang làm những nước láng giềng rất lo ngại. Thực tế những hoạt động này đều bị Mỹ giám sát. Trong thời gian tới Mỹ sẽ có những hành động rơ ràng hơn về vấn đề biển đông.
Tờ Wantchinatimes (Đài Loan) hôm nay dẫn nguồn từ báo Yomiuri Shinbun (Nhật) cho biết, đă có khoảng 300-400 chuyến xuất kích do các máy bay tuần tra như Boeing P-8A Poseidon và Lockheed Martin P-3 thực hiện.
Khoảng 10-20 tàu chiến Mỹ đi ngang qua các đảo nhân tạo mà TQ trái phép xây dựng ở Biển Đông.
Báo Nhật tiết lộ sẽ có thêm nhiều máy bay giám sát của hải quân và không quân Mỹ gồm RC-135 và U-2; máy bay cảnh báo sớm E-3C, máy bay vận tải C-130 và máy bay chiến đấu F/A-18 cũng như máy bay không người lái MQ-1/RQ-1 tham gia thực hiện sứ mệnh để thách thức yêu sách trên biển thái quá của TQ.
Trong khi đó, Mỹ và Indonesia, Malaysia, Singapore đang tiến hành thương thảo về việc xây dựng các căn cứ cho MQ-1/RQ-1 Predators. Philippines bày tỏ sự ủng hộ Washington thực hiện các chuyến tuần tra hàng không, hàng hải trong vùng biển này.
Theo giới phân tích, Manila có thể cho phép máy bay Nhật sử dụng các căn cứ không quân để giám sát các hoạt động của hải quân TQ trong tương lai.
Giữa tháng 5, Lầu Năm Góc lần đầu tiên công bố video về việc một chiếc P8-A Poseidon, loại máy bay giám sát hiện đại nhất của Mỹ, cũng là máy bay săn ngầm, lượn sát bên trên ḥn đảo nhân tạo mà TQ xây dựng từ các băi ngầm ở Biển Đông. Hải quân TQ đă phát đi 8 lần cảnh báo máy bay này.
Tuy nhiên, các phi công Mỹ đều trả lời rất điềm tĩnh và thống nhất rằng, P8 đang bay qua không phận quốc tế. Ngay sau khi công bố video, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Steven Warren khẳng định, Mỹ không công nhận yêu sách chủ quyền của TQ xung quanh các kết cấu nhân tạo.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter cũng nhiều lần khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục bay, hoạt động tàu thuyền ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép; và nước này nên và sẽ làm tất cả những ǵ có thể để bảo vệ tự do đi lại ở Biển Đông.