Người tị nạn tràn vào Croatia như nước, họ sẽ sang Slovenia và đích cuối là Tây Âu. Như vậy lời tiên tri Vanga đoán cũng không có ǵ sai cả. Châu Âu tương lai sẽ không phải của người da trắng thống trị. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Một em bé di cư ngủ dưới trời mưa lạnh giá tại cửa khẩu biên giới từ Slovakia vào Croatia, ngày 19/10/2015.
Croatia chiều tối hôm nay mở cửa biên giới với Serbia, cho phép khoảng 3.000 di dân tràn vào sau gần hai ngày họ bị mắc kẹt giữa trời mưa và lạnh giá.
Phát ngôn nhân cơ quan tị nạn của Liên hiệp quốc, Melita Sunjic đang có mặt tại biên giới Berkasovo cho hay ‘biên giới mở cửa mà không được loan báo, khi cửa biên giới mở ra, mọi người đổ xô chạy qua.’
Chưa rơ lư do tại sao Croatia bất th́nh ĺnh cho phép đông đảo di dân nhập cảnh như thế.
T́nh trạng dồn ứ di dân xảy ra sau khi Hungary đóng cửa khẩu băng vào Croatia sáng sớm hôm thứ bảy, khiến di dân phải mất lộ tŕnh dài hơn thông qua ngă Slovenia để tới các đích đến ở Tây Âu.
Một phát ngôn viên của cơ quan tị nạn Liên hiệp quốc, Babar Baloch, nói “Quyết định của Hungary đóng đường biên giới chắc chắn làm tăng thêm những thống khổ, khốn đốn, và kéo dài cuộc hành tŕnh của những con người tuyệt vọng này. Sẽ có những thách thức nếu quá tŕnh này bị chậm lại hoặc di dân bị dồn ứ.”
Bà Sunjic hôm nay cho hay chừng 10.000 di dân đă vào Serbia từ ngă Macedonia hôm qua, tức cao hơn con số trung b́nh mỗi ngày của tháng rồi, tạo ‘hiệu ứng domino’ khi Slovenia tŕ hoăn luồng di dân trên khu vực Balkan bằng cách giới hạn ở mức 2.500 di dân được nhập cảnh hằng ngày.
Bà Sunjic nói ‘Cứ như một biển người, khi anh ngăn ḍng chảy, sẽ xảy ra lũ lụt ở nơi nào đó. Đó là những ǵ đang diễn ra hiện nay.’
Hôm nay có khoảng 6.000 người bị kẹt trong mưa, bùn trên đường biên giới giữa Serbia với Croatia. Điều kiện này khiến các thiện nguyện viên phải báo động hỗ trợ nhân đạo và thực phẩm khan hiếm. Và mỗi ngày lại có thêm di dân tràn tới.
Bà Sunjic cho biết t́nh trạng của di dân hết sức bi đát. ‘Những người này chịu cảnh màn trời chiếu đất. Họ không thể ngủ trên mặt đất v́ bùn cao tới đầu gối.’
Những người khác đang lo lắng v́ mùa đông sắp tới đối với các di dân, nhiều người trong số này chạy trốn khỏi chiến tranh từ những nước như Syria, Libya, và Afghanistan.
Thị trưởng thành phố Calais ở Bắc Pháp, Natacha Bouchart, cho biết có thể phải cần tới quân đội với số di dân gia tăng (từ 2.500 hồi tháng sáu lên tới từ 4.000 đến 6.000) đang cắm trại trong thành phố này t́m cách đến nước Anh.
Bà Bouchart nói với đài radio RMC hôm nay rằng t́nh trạng vô luật lệ trong các trại tị nạn không khống chế được và rằng bà đang bàn với giới chức an ninh hàng đầu của Pháp về t́nh h́nh này.
Nối liền với Anh quốc qua một đường hầm xe lửa tên là Eurotunnel, thành phố Calais được xem là một lối đi tắt cho di dân trong nhiều năm qua. Số vụ vượt biên giới bất hợp pháp vào Anh mỗi ngày hồi tháng 8 là 150 trường hợp, nhưng số này đă giảm đáng kể giữa các biện pháp siết chặt an ninh.
Hơn một chục di dân đă thiệt mạng v́ đổ xô xuống các đường ray này kể từ mùa hè tới nay.
Trong khi đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu hôm nay loan báo sẽ không để cho nước ông bị đối xử như ‘một trại tập trung’ cho người tị nạn, nhưng sẵn sàng làm việc với các nước EU để ngăn chặn ḍng chảy di dân bất hợp pháp.
"Không ai nên mong đợi Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một quốc gia chứa chấp tất cả di dân như một trại tập trung," ông Davutoglu nói.
Phát biểu được đưa ra 1 ngày sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel hội đàm với các nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ về một kế hoạch của EU hỗ trợ tài chính và giúp Thổ Nhĩ Kỳ sớm được quy chế thành viên EU với hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp ngăn ḍng chảy di dân.
Châu Âu đang vật lộn với sự xuất hiện của hơn 600.000 người trong phong trào di cư lớn nhất từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai.
Lực lượng tuần duyên Hy Lạp hôm nay cho hay đă giải cứu 2.561 người trong gần 70 chiến dịch ở phía đông Aegean cuối tuần qua.
Hôm qua, người ta phát hiện thi thể 2 phụ nữ, 1 em bé và 1 thiếu niên gần ḥn đảo hẻo lánh Kastelorizo sau khi tàu của họ bị lật. Một chiếc tàu đi qua đă cứu được 12 người khác.