Vietbf.com - Những đứa trẻ em nghiện smartphone sẻ trở thành những 'thằng gù' v́ số người trẻ trên thế giới không thể thiếu smartphone mà thậm chí nó trở thành một nỗi ám ánh, gây ra các vấn đề có nguy cơ bị tổn thương cổ và cột sống nghiêm trọng, ngược lại đau thêm xương khớp như đau ngón tay, khuỷu tay, cổ...
Xương sống của bé trai 17 tuổi, bé gái 16 tuổi và bé trai 7 tuổi bị biến dạng do nghiện thiết bị điện tử. Ảnh: James Carter.
Nhiều phụ huynh khi thấy con em dùng điện thoại chỉ quan tâm liệu trẻ có xem các nội dung không phù hợp mà không nhắc nhở về tư thế ngồi. Chuyên gia trị liệu cột sống là tiến sĩ James Carter (Australia) cảnh báo trẻ em 7 tuổi có thể bị gù lưng, cong vẹo cột sống do sử dụng smartphone và tablet quá nhiều. Hội chứng được gọi là "chiếc cổ nhắn tin" đang gia tăng một cách đáng báo động.
Theo Telegraph, tiến sĩ Carter thường xuyên tiếp những bệnh nhân phàn nàn bị đau đầu mà nguyên nhân do những thiết bị điện tử. "Cách đây 2 năm, tôi đă nhận thấy có quá nhiều trường hợp như vậy, đặc biệt trẻ em và thiếu niên chiếm đến 50% số bệnh nhân", tiến sĩ cho hay. "Hiện tượng này được gọi là 'chiếc cổ nhắn tin' bởi nó xảy ra khi con người ngồi cúi đầu, dán mắt vào điện thoại liên tục hàng giờ. Từ đó dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ; đau đầu, cổ, vai và lưng". Ngoài tổn thương cột sống, nghiện smartphone c̣n dẫn đến lo âu và trầm cảm.
Sammy Margo từ Hiệp hội Vật lư trị liệu Anh đồng ư với nhận định càng ngày càng có nhiều người bị t́nh trạng "chiếc cổ nhắn tin". "Khi cúi đầu quá lâu, bạn sẽ thay đổi toàn bộ cấu trúc xương. Kết hợp với lối sống ít vận động, điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng", bà nói.
Để bảo vệ cột sống, tiến sĩ Carter khuyên không nên dùng laptop và điện thoại khi đang ngồi trên giường và hăy để các thiết bị ngang tầm mắt. Tiến sĩ Chris McCarthy, một chuyên gia trị liệu cột sống ở London (Anh) cho rằng cách hiệu quả nhất là thay đổi lối sống, tăng cường vận động thay v́ ngồi một chỗ và nên hạn chế dùng tia X-quang để chẩn đoán, trị liệu, tránh tiếp xúc với bức xạ không cần thiết.
Minh Nguyên