Vietbf.com - Kế hoạch điều tàu chiến vào sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông sẽ thử thách tuyên bố không quân sự hóa mà ông Tập đưa ra trong chuyến thăm Mỹ. Nhưng chính quyền Mỹ chính thức tuyên bố là một "chiến dịch có phối hợp" để đưa thông tin này ra. Mỹ sẽ giống như "một con hổ giấy" nếu kế hoạch này không được triển khai, và Trung Quốc sẽ điều tàu ǵ để ngăn Mỹ trên Biển Đông?.
- Mỹ đă thông báo sẽ điều tàu đi qua vùng 12 hải lư quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc từ nhiều tháng trước và nhắc lại trong những ngày qua. Một số báo cho rằng có sự khác biệt giữa Hải quân Mỹ và Nhà Trắng về cách đối phó mạnh mẽ với Trung Quốc, ông nhận xét thế nào về thông tin này?
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc pḥng Australia là một chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu về t́nh h́nh Biển Đông. Ảnh: Reuters |
- GS Carl Thayer: Dù hải quân và Nhà Trắng có khác biệt, mọi vấn đề sẽ được giải quyết tại Hội đồng An ninh Quốc gia mà Tổng thống Barack Obama là chủ tịch. Các lănh đạo hải quân vẫn là cấp dưới của Bộ trưởng Quốc pḥng, vốn là thành viên của Hội đồng. Họ sẽ thực hiện những điều được chỉ đạo.
Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục đi qua vùng biển và không phận ở Biển Đông. Vấn đề không phải ở chỗ đối phó hay không đối phó với Trung Quốc mà là cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả trong khi giảm tối đa những nguy cơ, rủi ro.
- Ông đánh giá thế nào về việc Mỹ tuyên bố sẽ điều tàu không lâu sau khi Chủ tịch Tập Cận B́nh kết thúc chuyến thăm Mỹ?
- GS Thayer: Hành động điều tàu của Mỹ chỉ nhằm hướng tới việc thách thức các tuyên bố chủ quyền tham lam của Trung Quốc trên biển và trên không ở Biển Đông. Những động thái này diễn ra ngay sau khi ông Obama và ông Tập đă công khai bày tỏ quan điểm bất đồng về Biển Đông.
Đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, Mỹ cần phải thể hiện rơ họ sẽ hành động để duy tŕ hiện trạng và đối diện với Trung Quốc, hay vẫn duy tŕ giải quyết qua các phản đối ngoại giao? Mỹ đă thận trọng điều chỉnh các phản ứng đối với Trung Quốc để tránh gây bất ổn trong khu vực. Tuy nhiên, động thái của Mỹ phải đủ mạnh để đủ sức răn đe với Trung Quốc.
Giáo sư Alexander Vuving, nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái B́nh Dương, thuộc Bộ Quốc pḥng Mỹ. Ảnh: VOV |
- GS Alexander Vuving: Quan điểm của Washington phù hợp với luật pháp quốc tế, vốn quy định những đảo nhân tạo không được hưởng các quy chế như đảo tự nhiên về lănh hải 12 hải lư xung quanh đó. Mỹ sẽ khẳng định quan điểm bằng việc cử tàu tiến sát 12 hải lư quanh các đảo do Trung Quốc bồi đắp trong quần đảo Trường Sa.
- Một chuyên gia hải quân ở Trung Quốc cho rằng, quân đội nước này cần cử tàu chiến, máy bay không người lái, thậm chí ra lệnh cho binh đoàn pháo binh ngăn chặn các tàu Mỹ. Theo ông, liệu Trung Quốc có thể đáp trả mạnh mẽ như vậy?
- GS Thayer: Trung Quốc rất giỏi trong nghệ thuật tuyên truyền. Những b́nh luận viên nước này có thể viện dẫn mọi khả năng, tuy nhiên quân đội Trung Quốc sẽ không muốn đối đầu với hải quân Mỹ. Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi đắp nằm cách rất xa những căn cứ trên đảo Hải Nam hay đại lục.
Ngoài ra, không hạm đội nào của Trung Quốc có thể b́ kịp sức mạnh của Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay (CTF) của Mỹ. Bắc Kinh cũng không thể bảo đảm lá chắn trên không cho đội hải quân của nước này. Đây là một thế trận phức tạp và không bên nào muốn là phía sử dụng vũ lực trước tiên.
- Theo ông, Trung Quốc sẽ sử dụng những tàu nào để đối phó với các tàu Mỹ?
- GS Thayer: Trung Quốc có nhiều lựa chọn, quyết định tùy vào Mỹ sẽ triển khai những tàu nào. Mỹ có thể điều các tàu chiến hải quân như tàu chiến duyên hải (LCS) và có thể là tàu khu trục nhỏ. Trung Quốc có thể đáp trả bằng đội tàu tuần duyên kết hợp với tàu cá. Mục đích của Trung Quốc là chiến thắng trong cuộc chiến tuyên truyền chống lại hải quân Mỹ.
- GS Vuving: Trung Quốc sẽ không thể ngồi yên để nh́n tàu Mỹ đi đến gần các đảo đá mà nước này chiếm đóng trên Biển Đông. Tôi cho rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng nhiều loại tàu, bao gồm tàu lưới kéo, tàu của cảnh sát biển và có thể là tàu chiến hải quân để ngăn cản các tàu Mỹ.
- Kịch bản xấu nhất về một cuộc đụng độ liệu có xảy ra không, theo ông?
- GS Thayer: Tôi cho rằng khả năng tàu chiến Trung Quốc dám đối đầu với tàu chiến của hải quân Mỹ rất thấp. Hăy nhớ rằng, ngay khi Mỹ điều tàu USS Cowpens thách thức Trung Quốc th́ Bắc Kinh cũng chỉ cử tàu đổ bộ chứ không phải tàu chiến.
- GS Vuving: Tôi không nghĩ sự đối đầu này sẽ dẫn đến chạm trán quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để chứng tỏ quyết tâm và năng lực của nước này trong việc chống đối phương xâm nhập vào những đảo đá mà Bắc Kinh đang chiếm đóng.
Minh Anh (thực hiện)