Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ và Anh đă lập liên minh và chuẩn bị phương án thả hàng trăm quả bom hạt nhân để xóa sổ Liên Xô.
Mây nấm từ cuộc thử nghiệm bom nguyên tử của Mỹ vào năm 1962.
Các đồng minh cũ của Liên Xô trong cuộc chiến này là Mỹ và Anh đă vội vă lên kế hoạch quét sạch các đô thị của quốc gia này bằng một cuộc tấn công hạt nhân ồ ạt, dù có thể làm chết nhiều triệu người ở đó. Mục đích mà Mỹ và Anh muốn là làm cho Liên Xô tan ră.
Điều đáng nói là, từ vài tháng trước khi kết thúc Thế chiến 2, Thủ tướng Anh khi ấy là Winston Churchill đă ra lệnh cho Ban tham mưu Liên hợp của Các Lực lượng Vũ trang Anh phát triển một chiến lược chống Liên Xô. Phiên bản đầu tiên của chiến lược này đă được hoàn thành vào ngày 22/5/1945. Theo kế hoạch này, cuộc xâm chiếm lănh thổ châu Âu do Nga kiểm soát khi đó sẽ được các lực lượng Đồng minh tiến hành bắt đầu từ ngày 1/7/1945.
Chiến dịch Unthinkable của Thủ tướng Anh Churchill
Kế hoạch mang tên Chiến dịch Unthinkable (Không thể tưởng tượng nổi) xác định mục tiêu chủ yếu là “áp đặt ư chí của Mỹ và Đế chế Anh lên nước Nga”, và “Mặc dù ư chí của 2 nước được giới hạn trong một thỏa thuận công bằng cho Ba Lan, điều đó cũng không nhất thiết giới hạn các cam kết về quân sự”.
Ban tham mưu Liên hợp của Quân đội Anh nhấn mạnh rằng quân Đồng minh sẽ giành chiến thắng trong các trường hợp sau: 1- Chiếm được các khu vực đô thị của Nga khiến năng lực chiến tranh của nước này xuống thấp đến mức không thể kháng cự thêm được nữa, và 2- Một thất bại có tính quyết định của quân Nga trên chiến trường sẽ khiến Liên Xô không thể tiếp tục cuộc chiến nữa.
Các tướng lĩnh Anh khi ấy đă cảnh báo Thủ tướng Churchill rằng cuộc chiến tranh tổng lực sẽ là điều mạo hiểm đối với các lực lượng vũ trang Đồng minh.
Tuy nhiên sau khi Mỹ “thử nghiệm thành công" vũ khí hạt nhân của ḿnh ở các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8/1945, ông Churchill và các nhà hoạt định chính sách cánh hữu của Mỹ bắt đầu thuyết phục Nhà Trắng ném bom Liên Xô.
Thủ tướng Churchill lập luận: Một cuộc chiến tranh hạt nhân chống lại nước Nga Xô viết đă suy kiệt v́ chiến tranh với người Đức, nhất định sẽ đánh bại Kremlin và tránh thương vong cho Mỹ và Anh.
Cựu Thủ tướng Anh không quan tâm đến nguy cơ gây ra cái chết cho vô số thường dân Nga vô tội vốn đă nếm chịu nhiều đau thương mất mát trong 4 năm chiến tranh chống phát xít Đức.
Một ghi chú từ kho tàng thư của FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ): “Ông ấy [Churchill] chỉ ra rằng nếu một quả bom nguyên tử được thả lên điện Kremlin th́ điện này sẽ bị quét sạch, và sau đó rất dễ xử lư nước Nga, lúc này đă mất phương hướng”.
Chiến dịch Dropshot của Mỹ
Mặc dù “không tưởng tượng được”, kế hoạch của Churchill vẫn giành trọn trái tim và khối óc của giới hoạch định chính sách Mỹ cũng như các quan chức quân sự nước này.
Một đám mây hạt nhân cuộn lên phía trên thành phố Hiroshima sau vụ nổ qua bom nguyên tử đầu tiên trong chiến tranh. Ảnh do lục quân Mỹ chụp vào ngày 6/8/1945.
Theo các nhà nghiên cứu về Mỹ là Tiến sĩ Michio Kaku và Daniel Axelrod, trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến khi Liên Xô cho nổ quả bom hạt nhân đầu tiên vào năm 1949, Lầu Năm Góc đă xây dựng ít nhất 9 bản kế hoạch chiến tranh hạt nhân nhằm vào Liên Xô.
Trong cuốn sách “Giành chiến thắng trong Chiến tranh Hạt nhân: Các kế hoạch tác chiến bí mật của Lầu Năm Góc”, các nhà nghiên cứu này đă hé lộ các chiến lược của Mỹ phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân với Nga.
Học giả người Mỹ J.W. Smith nhận xét: “Tên đặt cho các kế hoạch này đều minh họa mục đích tấn công: Bushwhacker, Broiler, Sizzle, Shakedown, Offtackle, Dropshot, Trojan, Pincher, và Frolic. Quân đội Mỹ hiểu bản chất tấn công trong sứ mệnh mà Tổng thống Truman giao cho họ phải chuẩn bị và họ đă đặt tên theo hướng đó”.
Các kế hoạch “tấn công trước” do Lầu Năm Góc thiết kế đều nhằm vào việc hủy diệt Liên Xô mà không để cho Mỹ chịu bất cứ thiệt hại nào.
Kế hoạch Dropshot (“bỏ nhỏ”) năm 1949 vạch ra viễn cảnh Mỹ sẽ tấn công Liên Xô và thả ít nhất 300 quả bom hạt nhân cùng 20.000 tấn bom thông thường lên 200 mục tiêu ở 100 khu vực đô thị, bao gồm cả thủ đô Moscow và thành phố Leningrad (này là Saint Petersburg). Ngoài ra các chiến lược gia Mỹ c̣n đề xuất mở một chiến dịch lớn trên bộ để cùng với các đồng minh châu Âu giành một “chiến thắng trọn vẹn” trước Liên Xô.
Theo kế hoạch, Washington sẽ khởi động cuộc chiến tranh đó vào ngày 1/1/1957.
Trong một thời gian dài, trở ngại duy nhất đối với các cuộc tấn công hạt nhân ồ ạt của Mỹ là việc Lầu Năm Góc chưa sở hữu đủ các quả bom nguyên tử cũng như máy bay để chuyên chở số bom đó. Vào năm 1948 Washington sở hữu 50 quả bom nguyên tử, c̣n Không quân Mỹ mới chỉ có 32 oanh tạc cơ B-29 đă được chỉnh sửa để có thể mang bom hạt nhân.
Vào tháng 9/1948, Tổng thống Mỹ Truman phê chuẩn một tài liệu của Hội đồng An ninh Quốc về “Chính sách Chiến tranh Nguyên tử”. Theo đó, Mỹ phải sẵn sàng “sử dụng nhanh chóng và hiệu quả tất các phương tiện phù hợp sẵn có, bao gồm cả vũ khí nguyên tử, nhằm phục vụ an ninh quốc gia”.
Vào thời điểm đó, các tướng Mỹ rất cần thông tin về vị trí các cơ sở công nghiệp và quân sự của Liên Xô. Cho tới khi ấy, Mỹ đă mở hàng ngàn chuyến bay trinh sát chụp ảnh lănh thổ Liên Xô khiến các quan chức điện Kremlin lo ngại sắp xảy ra một cuộc xâm lược do phương Tây tiến hành.
Liên Xô đă nhanh chóng củng cố năng lực pḥng thủ nhưng chính điều này lại bị các nhà hoạch định quân sự và chính trị của phương Tây sử dụng làm cớ để họ sắm thêm vũ khí.
Để hậu thuẫn cho kế hoạch tấn công Liên Xô, Washington đă phái các máy bay ném bom B-29 sang châu Âu trong cuộc khủng hoảng Berlin lần thứ nhất vào năm 1948. Sang năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu đă được thành lập (6 năm sau, Liên Xô và các đồng minh Đông Âu mới đáp trả bằng việc lập ra Khối Warsaw – Khối Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ.)
Liên Xô thử nghiệm bom hạt nhân
Ngay trước khi Liên Xô thử quả bom hạt nhân đầu tiên của ḿnh, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đă đạt tới con số 250. Dựa vào đó, Lầu Năm Góc kết luận rằng giờ đây ḿnh có thể giành được thắng lợi trong cuộc tấn công Liên Xô. Nhưng “tiếc thay”, vụ nổ trái bom hạt nhân đầu tiên do Liên Xô chế tạo đă giáng một đón chí mạng vào các kế hoạch của giới quân sự Mỹ.
Giáo sư Donald Angus MacKenzie của Đại học Edinburgh đă nhận xét như sau trong bài luận của ḿnh nhan đề “Lên kế hoạch chiến tranh hạt nhân và Các chiến lược cưỡng ép bằng hạt nhân”: “Vụ thử nghiệm bom nguyên tử của Liên Xô vào ngày 29/8/1949 đă làm chấn động người Mỹ - những người tin rằng thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của họ sẽ kéo dài lâu hơn. Mặc dù vậy, sự kiện này không lập tức thay đổi kế hoạch của người Mỹ. Vấn đề mấu chốt vẫn là mức độ thiệt hại đến đâu th́ sẽ buộc Liên Xô phải quỳ gối đầu hàng”.
Mặc dù các nhà hoạch định chiến tranh của Washington biết rằng Liên Xô sẽ phải mất thêm nhiều năm nữa mới có được một kho vũ khí hạt nhân kha khá, họ vẫn có tâm lư dè chừng bom hạt nhân của Liên Xô vào thời điểm đó.
Nhà nghiên cứu MacKenzie nhấn mạnh đến việc Mỹ chủ yếu tập trung vào tấn công phủ đầu chứ không phải là răn đe. “Giới chức Mỹ nhất trí rằng cần lên kế hoạch giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tư duy kiểu đó tất yếu dẫn đến việc phải tấn công trước”.
Theo vị giáo sư người Scotland này, tư tưởng tấn công trước c̣n được thể hiện trong cả chính sách hạt nhân chính thức của Mỹ.
Học thuyết hạt nhân chính thức được Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles công bố lần đầu vào năm 1954, trong đó Mỹ cho ḿnh quyền tấn công trả đũa bằng vũ khí hạt nhân trước “bất cứ” hành động xâm lược nào của Liên Xô.
Kế hoạch tác chiến tích hợp của Mỹ
Cuối cùng vào năm 1960 các kế hoạch chiến tranh hạt nhân của Mỹ đă được chính thức hóa trong Kế hoạch Tác chiến Tích hợp Duy nhất (SIOP).
Theo kế hoạch này, ban đầu sẽ có một cuộc tấn công hạt nhân đồng loạt nhằm vào các lực lượng hạt nhân, các mục tiêu quân sự, các thành phố của Liên Xô, cũng như các mục tiêu ở Trung Quốc và Đông Âu.
Người ta tính rằng, trong cuộc tấn công ồ ạt này, các lực lượng chiến lược của Mỹ sẽ sử dụng gần 3.500 trái bom hạt nhân để ném xuống các mục tiêu.
Theo ước tính của các tướng Mỹ, vụ tấn công có thể làm chết khoảng 285-425 triệu người. Một số đồng minh của Liên Xô ở châu Âu sẽ bị “xóa sổ” hoàn toàn.
Nhà nghiên cứu MacKenzie trích dẫn lời tướng Mỹ Thomas Power nhận xét tại hội nghị xây dựng kế hoạch SIOP 1960: “Chúng ta sắp phải xóa sổ Albania”.
Tuy nhiên chính quyền Kennedy đă thực hiện những điều chỉnh lớn đối với kế hoạch khủng khiếp này. Tổng thống Kennedy cho rằng quân đội Mỹ cần tránh tấn công các thành phố của Liên Xô và phải tập trung vào riêng các lực lượng hạt nhân của đối thủ. Vào năm 1962, kế hoạch SIOP đă được chỉnh sửa nhưng ngay cả khi ấy, người ta vẫn thừa nhận rằng nếu được tiến hành th́ cuộc tấn công hạt nhân của Mỹ vẫn có khả năng dẫn tới cái chết của hàng triệu thường dân vô tội.
Cuộc cạnh tranh nguy hiểm do Mỹ khởi xướng đă thúc đẩy Liên Xô củng cố năng lực hạt nhân và lôi kéo cả 2 nước vào ṿng luẩn quẩn chạy đua vũ trang hạt nhân.
Và ngày nay dường như các bài học của quá khứ vẫn chưa được phương Tây tiếp thu hết. Câu chuyện “hạt nhân hóa” châu Âu lại đang được đặt ra một lần nữa.
VietBF© Sưu tập