Kể cả là người Việt hải ngoại làm bánh trung thu th́ cũng chưa chắc đă đảm bảo 100% là bánh trung thu "an toàn" hay "sạch" đúng nghĩa. V́ c̣n rất nhiều thứ mà bạn chưa thể hiểu hết được. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Nguyễn Phương
Với giá bánh trung thu ngày càng tăng (5-10% so với năm ngoái) và sự e ngại về an toàn thực phẩm cũng ngày càng tăng, nhiều người Việt đă t́m cách tiết kiệm hoặc bớt lo bằng cách tiêu thụ những chiếc bánh tự làm, hay c̣n gọi là handmade. Bánh handmade có thể là bánh do người nội trợ tự tay làm, hoặc đặt mua của nhiều người gia công khác.
Động cơ của phong trào bánh handmade rất dễ hiểu. Bánh tự làm có nghĩa người nội trợ biết rơ nguyên liệu ḿnh dùng và cách ḿnh làm để đảm bảo tối đa vấn đề vệ sinh và an toàn, đồng thời lại tiết kiệm rất nhiều tiền bạc. Bánh trung thu từ xưa đến nay vẫn là một loại bánh rất đắt giá, thường chỉ được mua và tiêu thụ một mùa mỗi năm.
Trong trường hợp đặt mua gia công, giá bánh có thể không rẻ hơn bao nhiêu, hoặc thậm chí nhích hơn giá ngoài tiệm, nhưng nếu người tiêu thụ có niềm tin vào sự an toàn của chiếc bánh, đây cũng là một cách khiến người tiêu thụ yên tâm vui hưởng trung thu hơn. Một số người t́m đến những chỗ làm bánh handmade v́ những hương vị hiếm lạ độc quyền của những chỗ này, không thể t́m thấy trên thị trường bên ngoài.
Cái giá đắt của bánh trung thu không chỉ là do nó là một thứ sản phẩm gần như bắt buộc của mùa trung thu, hoặc v́ nó thường chỉ được bán một mùa mỗi năm. Một phần của cái giá đắt chính là do công đoạn làm bánh phức tạp và công phu. Ngày xưa, khi những phụ gia ǵn giữ thực phẩm lâu hư chưa phổ biến như bây giờ, sản xuất bánh nướng và bánh dẻo để lâu được (ít nhất là một tuần) không cần phải giữ lạnh là cả một kỳ công. Nhân tố giữ lâu lúc ấy là chất ngọt, tức là đường. Nước đường làm bánh dẻo phải thắng (đun sôi) kỹ, có thể nhiều lần, nhân bánh là những nguyên liệu để lâu được như hạt dưa, mứt bí, hoặc những vật liệu được sên đường cẩn thận. V́ dùng đường để làm chất bảo quản, nên bánh trung thu có vị ngọt gắt, và cũng v́ vị ngọt gắt này, nên muốn thưởng thức bánh cho thật tuyệt vời th́ phải có thêm nước trà để cân bằng bớt độ ngọt và tăng phần thanh nhă cho vị bánh.
Ngày nay, đường đă bị gán cho nhiều tội lỗi, trở thành thứ “cần tránh” của nhiều người, bánh trung thu cũng giảm độ ngọt theo nhu cầu mới. Nhờ có những phụ gia bảo quản, và chỉ v́ phụ gia bảo quản, bánh trung thu hiện nay vẫn có thể giữ được lâu. Nhờ phụ gia bảo quản, bánh trung thu có thể giữ được lâu hơn cả lúc trước. Mới đây, báo Việt có đăng tin một người đàn ông Trung Quốc phát hiện hộp bánh trung thu bỏ quên từ năm 2015 đến nay vẫn đẹp y nguyên như thuở ban đầu. Thực hư của chuyện này có thể xét lại, nhưng chắc chắn bánh trung thu làm với chất bảo quản có thể giữ được ít nhất vài tháng.
Cần phải nói rơ là chất bảo quản thức ăn, dùng đúng phương thức và liều lượng, là một thành quả quan trọng của khoa học trong việc giúp con người giữ ǵn thực phẩm và tránh ngộ độc thực phẩm do việc tiêu thụ những thực phẩm đă hư hỏng. Đáng tiếc là cũng như đường và những loại thực phẩm khác, một số người đă lạm dụng chất bảo quản hoặc dùng không đúng mức, dẫn đến việc người tiêu thụ đổ tiếng xấu chung chung vào chất bảo quản và cho rằng phải tránh nó như... tránh hủi.
Nếu người nội trợ không muốn dùng chất bảo quản thức ăn, có nghĩa công đoạn làm bánh phải rất kỹ lưỡng, phải tự làm lấy nhiều nguyên liệu như nước đường, nhân bánh, và nếu muốn làm ít ngọt th́ phải rất nhanh chóng giữ bánh trong tủ lạnh. Những công đoạn tỉ mỉ và mất thời gian này, không phải người nội trợ nào cũng có thể làm. Chẳng những phụ nữ ngày nay phải đi làm, lại thêm con cái, không dễ t́m thời gian làm loại bánh nhiều công khó như bánh trung thu.
V́ thế, nhiều người làm bánh handmade đă t́m cách đi đường tắt bằng cách mua những nguyên liệu làm bánh bán sẵn ngoài chợ. Rất cả đều sẵn sàng, từ bột đến nước đường đến đủ loại nhân khác nhau. Có điều, khi làm như vậy th́ người lám bánh chỉ đóng vai tṛ gia công, giống như may chiếc áo từ những mẫu mă có sẵn. Họ cũng bỏ qua mục tiêu chính yếu của việc làm bánh handmade để bảo đảm an toàn thực phẩm là kiểm soát nguyên liệu làm bánh và tránh dùng chất phụ gia bảo quản thực phẩm. Nhiều bài báo Việt đă nói đến nguồn hàng nguyên liệu làm bánh bày bán tứ tung không rơ nguồn gốc cũng như thành phần. Một điều không thể sai trật là những loại nguyên liệu làm sẵn ấy phải có chất phụ gia bảo quản thực phẩm để có thể nhập từ Trung Quốc hoặc mua từ nguồn ở Việt Nam, trải nhiều ngày trong quá tŕnh phân phối, lại thêm nhiều ngày nằm ở sạp hàng chờ người tiêu thụ.
Định nghĩa bánh trung thu “sạch” chung chung ở Việt Nam có thể theo quảng cáo của nhiều nơi bán bánh: không dùng phẩm màu gây hại, không chất bảo quản và không nguyên liệu kém phẩm chất. Không phẩm màu và không nguyên liệu kém phẩm chất c̣n có thể tin nổi, chứ c̣n “không chất bảo quản” th́ rất khó tin. Bánh thương hiệu lớn khó thể không có chất bảo quản. Bánh handmade “gia công” tại nhà cũng khó thể không có chất bảo quản. Bánh handmade tự làm tự tiêu thụ cũng khó thể không có chất bảo quản nếu mua nguyên liệu làm sẵn. Cho dù người nội trợ có chịu khó tự làm nguyên liệu, vẫn có những nguyên liệu phải mua có thể mang chất bảo quản như đậu, hạt dưa, trái cây khôà thậm chí bột làm bánh.
Bánh trung thu “sạch” không có chất bảo quản? Hoặc là quảng cáo láo, hoặc là ảo tưởng mà thôi.