Dưới đây là cách bạn có thể giảm cân ngay tức th́ rất hay nhiều người cũng biết. Nếu bạn húp bát cháo hay uống nước gừng hay xông người đều giúp giải cảm. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
GiadinhNet - Thời tiết ẩm thấp, thất thường với những cơn mưa bất chợt như hiện nay rất dễ làm bạn bị cảm cúm, cảm lạnh… do cơ thể bị ướt, ngấm nước mưa. Bài thuốc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn trị cảm cúm một cách nhanh chóng.
Để giải cảm nhanh bạn nên ăn bát cháo có hành lá, tía tô, kinh giới cắt nhuyễn, ḷng đỏ trứng gà, một chút muối tiêu.
Ảnh minh họa
Để giải cảm nhanh bạn nên ăn bát cháo có hành lá, tía tô, kinh giới cắt nhuyễn, ḷng đỏ trứng gà, một chút muối tiêu. Ảnh minh họa
Ba biện pháp giải cảm nhanh
BS Nguyễn Quốc Oai – Trưởng khoa Đông y (Bệnh viện Đa khoa Phố Nối, Hưng Yên) cho biết, thời điểm này có rất nhiều trường hợp bị cảm lạnh, cảm cúm do bị ngấm nước mưa quá lâu hoặc thay đổi thời tiết đột ngột.
Người bệnh khi bị cảm thường thấy sợ gió lạnh, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, chảy nước mắt, đau các khớp, người khó chịu, mệt mỏi, ho, có thể phát sốt… Thậm chí có những trường hợp bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7, méo mặt, có người đau lưng cấp, vẹo cổ cấp (cổ không quay được)… là biến chứng của cảm lạnh sau khi đi mưa về.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), cảm lạnh, cảm cúm là bệnh rất thường gặp khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa mưa. Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm lạnh nếu ngấm mưa và biến chứng thường nặng hơn do sức đề kháng của trẻ yếu.
Hiện chưa có thuốc điều trị, biện pháp điều trị chỉ là điều trị triệu chứng. Cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ hội như: Viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, viêm xoang, viêm tai giữa… Với những người hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản măn, cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính.
Tuy giống nhau ở giai đoạn đầu là gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu nhưng cảm ít gây sốt, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt lên trên 39,4oC. Khi bị cảm, bạn có thể chảy nước mắt, c̣n cúm làm mắt, tứ chi bị đau. Bệnh cúm thường lâu hết gấp đôi so với cảm và dễ dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sức khỏe của trẻ nhỏ, người cao tuổi cũng như ở người bệnh tim, hệ miễn dịch.
BS Nguyễn Quốc Oai cho biết, khi bị cảm cần phải bắt buộc dùng các bài thuốc cho ra mồ hôi. Đông y có 3 phương pháp “đánh bay” cảm rất nhanh:
- Uống nước gừng:
Nước gừng làm ấm cơ thể khi bị cảm lạnh nhưng thường dùng trong trường hợp đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Công thức gồm: 1 củ gừng tươi 15-20g, rửa sạch, thái lát. Đem đun sôi 15 – 10 phút với khoảng 100ml nước, cho thêm chút đường và uống nóng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng ḷng trắng trứng hoặc gừng tươi giă nhỏ, trộn với tóc rối rồi bọc vào miếng vải thưa để đánh gió sẽ nhanh giải cảm. Lưu ư đánh theo chiều xuôi từ trên xuống.
- Xông người:
Khi bị cảm để cho ra mồ hôi cần nên xông. Khi xông, dược liệu theo hơi thở vào tận phế nang làm thông suốt đường hô hấp, giảm tiết, giảm đau đầu, chóng mặt… Trường hợp bị cảm không ra mồ hôi, có thể dùng các loại lá có tinh dầu, giúp sát trùng đường hô hấp vừa giải cảm như bưởi, sả, bạc hà, tía tô; Lá có tác dụng hạ nhiệt như tre, cúc tần... để đun nồi nước xông. Tùy theo dược liệu ở từng địa phương, có thể thay đổi các vị thuốc cho phù hợp như tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, duối...
Các loại lá này lấy mỗi loại khoảng 20g, rửa sạch cho vào nồi đun sôi rồi xông 5-10 phút cho vă mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh. Tuy nhiên, chỉ nên xông 1 – 2 lần v́ lạm dụng sẽ gây bất lợi cho sức khỏe.
- Cháo giải cảm:
Cùng với các biện pháp trên, sau khi xông mọi người cần dùng một bát cháo giải cảm sẽ nhanh vă mồ hôi và mau phục hồi sức khỏe. Bát cháo cần có hành lá, tía tô, kinh giới cắt nhuyễn, ḷng đỏ trứng gà, một nắm gạo, một chút muối tiêu, gia vị.
“Trong trường hợp, thực hiện các biện pháp trên mà dấu hiệu cảm lạnh không hết mà lại thêm sốt nóng, nôn ói, khó thở cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị, tránh để biến chứng nặng”, BS Nguyễn Quốc Oai khuyến cáo.
Làm ấm cơ thể sau khi đi trời mưa
Theo BS Nguyễn Quốc Oai, khi vừa đi mưa về, cơ thể thường bị ngấm lạnh nên mọi người cần làm ấm cơ thể ngay, không để thân nhiệt giảm xuống do khí lạnh xâm nhập. Điều này vừa có tác dụng chống lạnh tạm thời vừa là biện pháp ngăn chặn các bệnh do mưa lạnh.
Trước tiên, sau khi đi mưa về cần thay quần áo khô, lau khô đầu tóc, cơ thể. Tắm nước ấm và nếu cơ thể vẫn c̣n lạnh, bạn nên uống cốc nước ấm, chanh mật ong ấm, nước tỏi giă. Không ăn đồ lạnh, uống nước lạnh. Ḷng bàn tay và chân khi đi mưa thường dễ lạnh, về nhà không nên đi chân đất, nên xoa hai ḷng bàn tay vào nhau liên tục để giữ ấm.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyên, thời tiết hiện nay mưa nắng thất thường nên trong nhà cần trữ sẵn vài loại thuốc uống trị cảm lạnh, thuốc nhỏ mũi trị cảm trong tủ thuốc gia đ́nh. Trẻ nhỏ mũi bằng nước muối giúp giảm đáng kể những triệu chứng đi kèm với bệnh cảm lạnh thông thường, cũng như giảm nguy cơ viêm đường hô hấp.
Để pḥng ngừa cảm cúm nên cho trẻ đi chủng ngừa cúm, nhất là trẻ bị bệnh suyễn dễ lên cơn và dễ bị cúm và thường nặng hơn người khác. Tránh tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh hô hấp.
Theo các chuyên gia, thay v́ uống nước mát, hăy uống một cốc nước hoa quả nóng. Nó sẽ giúp làm dịu t́nh trạng viêm họng, giảm sổ mũi, ngạt mũi... Ngoài ra, bạn cần tăng cường sức khỏe bằng việc luyện tập, bổ sung dinh dưỡng qua những hoa quả giàu vitamin C, thịt cá, trứng sữa, ngủ đủ giấc, uống đủ nước… để chống lại những biến chứng do các nhiễm trùng cơ hội có thể xâm nhập. Trẻ khi bị cảm cúm, cảm lạnh cha mẹ không nên kiêng khem quá kỹ. Nếu trẻ không thể ăn nhiều có thể chia làm nhiều bữa trong ngày.
Bài thuốc “Quế Chi Thang” trị cảm mạo, phong hàn
- Quế chi 12g.
- Bạch thược 16g.
- Cam thảo 6g.
- Ma hoàng 6 – 8g.
- Sinh Khương (Gừng tươi) 3 lát.
- Táo 3 quả.
Tất cả cho vào ấm, đong 3 bát nước sắc lấy một bát để uống.
Bài thuốc rất có hiệu quả trong việc trị cảm mạo phong hàn có kèm theo đau mỏi các khớp, sổ mũi. Nó làm máu lưu thông, làm ấm thân thể và tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
(BS Nguyễn Quốc Oai)
H.My – H.Dương/Báo Gia đ́nh & Xă hội