Câu chuyện kể về Ahmed Mohamed một cậu bé 14 tuổi, theo đạo Hồi, đă chế tạo ra một chiếc đồng hồ với sự háo hức đến lớp để được khoe cho bạn bè và cô giáo, nhưng những ǵ cậu bé nhận được lại là sự lo sợ của cô giáo và phải đối mặt với 5 viên cảnh sát. Sự việc đă dấy lên một hồi chuông lớn cho thế giới, rằng điều tốt đẹp luôn tồn tại trong mọi hoàn cảnh, và đừng cố dập tắt những tâm hồn trong sáng v́ sự kỳ thị cho dù chúng có bất cứ màu da nào hay thuộc bất cứ tôn giáo nào.
CEO của mạng xă hội nổi tiếng nhất hiện nay, Mark Zukerberg của Facebook đăng tải:
"Các bạn chắc đă biết câu chuyện về Ahmed, cậu học sinh Texas bị bắt v́ mang chiếc đồng hồ tự chế đến trường. Có kỹ năng và khát vọng làm được thứ ǵ đó hay ho đáng ra phải được cổ vũ chứ không phải bị bắt giữ. Thế giới ngày mai tất cả là của những con người như Ahmed. Và Ahmed, nếu khi nào em muốn ghé qua Facebook, anh sẽ rất vui được đón tiếp em. Cứ tiếp tục sáng chế nhé."
Nhưng câu chuyện của Ahmed không chỉ là câu chuyện về ḱ thị chủng tộc, nó c̣n là câu chuyện về cách người lớn di dưỡng những đứa trẻ say mê kiến thức. Nó không chỉ dừng lại ở xung đột giữa các nền văn hoá, mà c̣n là câu chuyện chúng ta đang giáo dục và đặt ḷng tin vào trẻ em ra sao. Đă có hàng triệu đứa trẻ, đối mặt với chữ “Không thể” - chỉ v́ chúng là một ai đó không giống với những ǵ người khác kỳ vọng. Đó có thể là những bé gái yêu khoa học, say mê các môn tự nhiên hay thể dục thể thao - và bị từ chối v́ “đó không phải điều con gái thường làm”. Đó cũng có thể là những bé trai, muốn được học về thiết kế thời trang nhưng e ngại bởi “con trai không vẽ quần áo”. Những rào cản do chính con người đặt ra đă vô h́nh chung kéo chúng ta lại, những chuẩn mực của số đông đă ḱm nén sự tự do phát triển của mỗi cá thể khác biệt trong xă hội này. Và đó chính là điều bất công nhất, bởi, những người phi thường nhất vẫn thường đến từ những nơi mà ta không thể ngờ nhất.
vietbf @ sưu tầm