Nguyên nhân dẫn tới làn sóng di cư chủ yếu là dân chúng trốn chạy chiến tranh. Họ chấp nhận ra đi thậm chí mạo hiểm 1 sống, 2 chết, chứ ở trong vùng chiến tranh th́ họ chắc chắn sẽ chết. Nhưng để có giải pháp tốt nhất cho cuộc khủng hoảng di cư th́ phải giải quyết tận gốc về khủng hoảng chính trị tại các nước Trung Đông. Và điều này chỉ có thể ngăn chặn được nếu có sự tham gia của Nga và Mỹ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh vai tṛ của Nga và Mỹ trong việc giải quyết nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng di cư ở Trung Đông và châu Phi. Ảnh: EPA
Hăng Tass ngày 22/9 dẫn lời Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel tại cuộc gặp với Thủ tướng Phần Lan, ông Juha Sipila ở Berlin, cho biết: “Với sự tham gia của Mỹ, và với Nga trong vấn đề Syria, chúng ta có thể ứng phó với nguyên nhân dẫn tới cuộc cuộc khủng hoảng di cư đang diễn ra ở Trung Đông và châu Phi”.
Thủ tướng Đức cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp lư hóa quy tŕnh tiếp nhận người di cư, cũng như sự cần thiết phải bảo vệ biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày hôm nay 22/9 đă kêu gọi lănh đạo 28 nước thành viên EU thể hiện vai tṛ lănh đạo và ḷng trắc ẩn đối với ḍng người di cư, hầu hết đến từ các quốc gia xung đột như Syria hay Iraq.
“Chúng ta không thể thực hiện điều đó một ḿnh, bởi nhu cầu về sự thông thương giữa các thành viên, bao gồm cả với Thổ Nhĩ Kỳ”, người đứng đầu Chính phủ Đức nói.
“Toàn cầu hóa dẫn đến thực tế rằng, chúng ta cảm nhận rất rơ những ảnh hưởng của các cuộc xung đột đang diễn ra dù cách xa chúng ta hàng ngàn km. Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp một điều kiện tốt nhất có thể cho người tị nạn”, Thủ tướng Đức nhấn mạnh.
Bà Angela Merkel khẳng định: “Chúng ta phải kiểm soát những người di cư đến châu Âu, nhưng chúng ta không thể đóng cửa biên giới trong EU”.
Trong diễn biến liên quan. Chiều nay 22/9 (giờ Việt Nam), tại Brussels, Bỉ, các Bộ trưởng Nội vụ EU có cuộc họp khẩn cấp về vấn đề phân bổ người di cư tại châu Âu.
Cuộc họp khẩn nhằm t́m ra giải pháp phân bổ và tái định cư cho 120.000 người di cư mới, hiện đang tạm trú tại Hy Lạp, Italy và Hungary.
EU hiện vẫn đang bất đồng sâu sắc về phương án ứng phó với cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2, khi hàng trăm ngàn người di cư liên tục bị đẩy từ biên giới nước này đến biên giới nước khác.
Các nước Đông Âu vẫn kiên quyết phản đối đề xuất phân bổ theo cơ chế hạn ngạch. Nhiều nước đă dựng hàng rào, đóng cửa biên giới để ngăn người di cư và vẫn thiếu các cơ cơ sở tiếp nhận những người di cư.
Therealtz © VietBF