Những chiếc chiến cơ siêu phẩm Eurofighter Typhoon của Lực lượng Không quân Đức đă bắt đầu các cuộc tuần tra trên không phận 3 nước Baltic. Đây là lời gọi động viên cho các phi công khác. Tuy nhiên, với chính việc làm này trong bối cảnh khủng hoảng Ukraine, Moscow sẽ phải cảnh giác và lo ngại.
Chiến đấu cơ Đức đang bay qua bầu trời vùng Baltic với vũ khí được trang bị đầy đủ. “Đây là lần đầu tiên Đức tiến hành hoạt động này, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra”, hăng tin DPA dẫn lời thanh tra quân đội của Không quân Đức - Tướng Karl Müllner cho biết.
Ông Müllner giải thích, việc Đức tung chiến đấu cơ được trang bị đầy đủ vũ khí đến khu vực sát Nga để tuần tra không phải là “một hành động leo thang”, mà là điều cần thiết để đảm bảo sự ngang bằng khi đối phó với một kẻ thù tiềm năng. Giới chức Đức không cho biết cụ thể lực lượng nào có thể là kẻ thù của Không quân Đức.
Tướng Müllner nói thêm rằng, vũ khí, đạn dược được trang bị trên những chiếc chiến đấu cơ Eurofighters cũng là cần thiết để “tạo động lực cho các phi công” đang thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời các nước Baltic.
Trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 năm ngoái, chiến đấu cơ Đức đă tiến hành tuần tra không phận của Latvia, Lithuania và Estonia nhưng mang theo một “kho vũ khí rỗng”. Theo giải thích của Tướng Müllner, đó là một quyết định chính trị nhằm làm dịu căng thẳng trong khu vực.
Không có nước nào trong 3 quốc gia Baltic là thành viên của NATO sở hữu chiến đấu cơ riêng. Hồi tháng Tư năm 2004, chẳng bao lâu sau khi các nước trên gia nhập vào liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, NATO đă quyết định tiến hành các chuyến bay tuần tra trên không phận của 3 nước Baltic bằng chiến đấu cơ của các nước thành viên. Ba nước Baltic nằm sát biên giới Nga.
Các phi đội của tất cả những nước thành viên NATO có lực lượng không quân đều đă cử chiến đấu cơ của họ đến tuần tra Baltic.
Từ ngày 1/9, bốn chiếc chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của Không quân Đức và 4 chiếc máy bay chiến đấu JAS 39C Gripen của Không lực Hungaria đă bảo vệ bầu trời Baltic. Máy bay chiến đấu của Hungaria đóng tại khu vực Siauliai của Lithuania trong khi những chiếc chiến đấu cơ Typhoon của Đức sử dụng căn cứ không quân Amari của Estonia.
Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các nước Baltic nói rằng họ lo ngại về Nga và yêu cầu NATO tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, trong đó có cả các chuyến bay tuần tra.
Mối quan hệ giữa Nga và NATO đang rơi vào một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất từ trước đến nay kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát. Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đă tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào t́nh h́nh ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của ḿnh tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic thuộc Liên xô cũ như Latvia, Lithuania và Estonia.
Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga-NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lănh thổ của các nước thành viên NATO mới nằm sát Nga. Những bước đi của NATO khiến Nga không thể ngồi yên.
VietBF© Sưu tập