Hungary đă lập biên giới để người nhập cư không thể có cách vào nổi. Nhưng ngay đó là thành viên mới của EU: Crotia đang phải đối mặt với vấn nạn này, khi chưa có lập tường biên giới. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
VOV.VN - Trong bối cảnh, EU chưa t́m được giải pháp chung cho vấn đề người tị nạn, th́ mỗi quốc gia thành viên buộc phải “mạnh ai nấy làm".
Những giải pháp không đồng bộ giữa các quốc gia càng khiến châu Âu lún sâu vào cuộc khủng hoảng nhập cư tưởng chừng không lối thoát.
Rạng sáng 18/9, Hungary tuyên bố đặt thêm hai khu vực ở biên giới với Croatia vào t́nh trạng khẩn cấp, gồm vùng Baranya và Somogy.
Theo Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto, nhằm ngăn chặn ḍng người nhập cư, Hungary đang lên kế hoạch cho xây dựng tiếp các hàng rào chắn với Croatia, sau khi đă hoàn thành xây dựng hàng rào bằng dây thép gai dọc theo toàn bộ đường biên giới với Serbia và chuẩn bị xây dựng một hàng rào với Rumani.
chau au chim sau trong "bao nhap cu" hinh 0
Tại biên giới Croatia, người tị nạn đă xô xát với cảnh sát để tiến vào đất nước này. (ảnh: Reuters).
Ngay sau động thái của nước láng giềng Hungary, đêm 17/9 tức rạng sáng 18/9 (theo giờ Việt Nam), Croatia cũng đă đóng cửa 7 trên tổng số 8 cửa khẩu biên giới với Serbia để ngăn chặn ḍng người di cư. Quyết định trên được đưa ra khi có tới 11.000 người di cư từ Serbia vào Croatia chỉ trong một ngày 16/9, một con số được xem là quá lớn vượt khả năng xử lư của các lực lượng chức năng và buộc Chính phủ Croatiaphải chọn giải pháp đóng cửa biên giới.
Hiện chỉ c̣n duy nhất cửa khẩu trên tuyến Belgrad – Zagred là chưa bị đóng. Trước đó, ngày 17/9 trong một thông điệp gửi tới người nhập cư, Bộ trưởng Nội vụ Croatia Ranko Ostojic đă phải thốt lên rằng: Croatia đă “hoàn toàn quá tải”. Ông kêu gọi người nhập cư không tới Croatia thêm nữa mà hăy ở lại các trung tâm tị nạn tại Serbia và Macedonia và Hy Lạp.
Trong khi đó, cảnh sát Slovenia cũng thông báo họ đă dừng một chuyến tàu tại nhà ga ở gần biên giới với Serbia chở 200 người tị nạn. Phía Slovenia dự kiến sẽ trục xuất lại những người này về Croatia. Các chuyến tàu nối Croatia với Slovenia cũng bị tạm dừng hoạt động cho đến sáng 18/9.
Ông Anton Stubljar, cảnh sát trưởng khu vực Novo Mesto nói: “Chúng tôi sẽ trả người tị nạn về Croatia trong thời gian sớm nhất”.
Những bước đi mới của Hungary, Croatia và Slovenia có thể biến khu vực Balkan trở thành vùng đất kẹt cho những người tị nạn muốn đi đến đích cuối cùng là các nước Tây Âu.
Theo quy định của Liên minh châu Âu, người tị nạn cần phải đăng kư và tuyên bố tị nạn tại quốc gia đầu tiên mà họ đặt chân. Tuy nhiên, nhiều người nhập cư và tị nạn lại mong muốn tiếp tục tiến vào các quốc gia Tây Âu giàu có hơn như Đức và Áo. Họ không muốn xin tị nạn tại các quốc gia nhỏ và ít phúc lợi của Liên minh châu Âu như Hungary, Croatia, Slovenia.
Theo đánh giá của giới phân tích, nếu không có biện pháp giải quyết tốt, châu Âu có thể bị “nhấn ch́m” trong cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc khủng hoảng nhập cư đang chạm tới những giá trị cốt lơi của châu Âu là “tự do, b́nh đẳng và bác ái”, đồng thời đặt ra những thách thức không nhỏ đối với “thỏa thuận Schengen” khi mà đến nay, Đức, Áo, Slovakia đều đă áp đặt trở lại việc kiểm soát biên giới tại khu vực lănh thổ của các nước này trước làn sóng nhập cư không ngừng gia tăng.
Đây được xem là một đ̣n mạnh giáng vào hiệp ước Schengen, gồm 26 nước thành viên. Phát biểu trước báo giới mới đây, Tổng thống Pháp Francois Hollande cảnh báo việc châu Âu không giải quyết được cuộc khủng hoảng người di cư có thể đẩy hiệp ước Schengen về tự do đi lại trong Liên minh châu Âu vào nguy cơ đổ vỡ.
Ông Hollande nói: “Chúng tôi hy vọng tại cuộc gặp thượng đỉnh Liên minh châu Âu tới đây, chúng tôi sẽ đạt được 3 quyết định. Thứ nhất là xây dựng một số trung tâm điểm nóng về người tị nạn. Các trung tâm này sẽ có đầy đủ các biện pháp để hoạt động làm sao vừa đảm bảo sự tôn trọng người tị nạn. Quyết định thứ 2 là những người đă đến Thổ Nhĩ Kỳ th́ nên ở lại đó và đợi đến khi điều kiện tốt nhất có thể xảy đến, đó là t́nh h́nh Syria có thể được cải thiện. Quyết định thứ 3 là châu Âu phải làm sao để phối hợp với các quốc gia để trả những người tị nạn không đủ điều kiện quay trở lại quê hương”.
Nghị viện châu Âu mới đây đă bỏ phiếu ủng hộ kế hoạch phân bổ 120.000 người tị nạn cho các nước thành viên song đến nay, kế hoạch này đang vấp phải không ít ư kiến phản đối. Dự kiến, Liên minh châu Âu sẽ triệu tập một cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề này vào ngày 23/09 tới./.
Hồng Nhung/VOV- Trung tâm Tin