Bên cạnh những quốc gia như Mỹ, Úc,… Séc là điểm đến của nhiều người Việt muốn làm ăn ở nước ngoài. Số phận những người Việt ở Séc sẽ như thế nào khi làn sóng di cư dấy lên mạnh mẽ? Hãy cùng vietbf khám phá nhé!
Quận Praha 3 là nơi có mật độ cửa hàng thực phẩm của người Việt dày đặc. Điều này là do trong vài năm gần đây, việc kinh doanh hàng vải trở nên khó khăn nên cộng đồng người Việt Nam ở Séc nói chung và đặc biệt là ở Praha nói riêng chuyển mạnh sang kinh doanh mặt hàng rau quả và thực phẩm.
Việc buôn bán của người Việt đang trong thời kỳ trầm lắng vì có sự canh tranh gay gắt từ phía các siêu thị lớn và ngay chính từ những người đồng hương. Chị Nguyễn Thị Yên, quê ở Bắc Giang, cùng người chồng cặm cụi bán hàng từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm, không nghỉ cả vào thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ. Anh chị chỉ mong kiếm đủ sống và nuôi hai cậu con trai ăn học. Nhưng giờ đây chị anh đang có mối lo lắng khác. Ở cách chỗ chị bán hàng chỉ chưa đầy 2 km đang có cuộc mít tinh sôi sục phản đối người nhập cư.
Tuy biết người Việt hiện giờ chưa phải là mục tiêu số một của các lực lượng bài ngoại ở Séc, song chị Yến cầu mong sao cho sự bình an sớm trở lại để vợ chồng chị toàn tâm toàn ý vào việc kinh doanh. Hòn đá đang treo lơ lửng, không biết bao giờ rơi vào đầu - đó là tâm trạng chung của nhiều người Việt đang sống yên bình ở Séc.
Chị Võ Thu Hương, quê Quảng Bình, là chủ một quầy bán buôn hàng vải với sản phẩm chủ yếu đưa từ Việt Nam sang. Bên cạnh nỗi lo cơm áo đang ngày càng nặng trĩu thì chị Thu Hương cũng đang rất quan tâm đến vấn đề nhập cư, lo ngại tư tưởng bài ngoại trong xã hội Séc sẽ được dịp bùng phát. Chị tâm sự: "Tôi sang Séc đã trên 15 năm rồi và hiện nay đang kinh doanh ổn định. Nhưng bây giờ tình trạng người nhập cư trái phép vào châu u rất nhiều. Đối với người Việt Nam mình bên này thì chưa xảy ra chuyện gì. Nhưng trong tương lai, khi tinh thần kỳ thị người nhập cư tăng cao thì mình sẽ làm ăn như thế nào và tương lai các cháu sẽ ra sao?".
Phần lớn người Séc phản đối hạn ngạch mà Ủy ban châu u gán cho 28 quốc gia thành viên của EU. Người dân Séc không muốn san sẻ gánh nặng nhập cư với các quốc gia "tiền tuyến" ở khu vực Nam u, như Italy, Malta, Hy Lạp. Người dân Séc đặc biệt lo ngại về người nhập cư Hồi giáo. Họ sợ chủ nghĩa cực đoan từ các nước ở Trung Đông sẽ theo chân những người nhập cư Hồi giáo để bén rễ vào Séc. Họ biểu thị thái độ phản đối với EU và Chính phủ Séc bằng các cuộc mít tinh tại Praha và nhiều thành phố khác trên cả nước.
vietbf @ sưu tầm