Phần nào lời phán của nhà tiên tri Vanga đang ứng nghiệm khi năm 2015 là năm mà châu Âu rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Làn sóng di cư từ các nước Trung Đông đang đổ dồn vào th́ châu Âu c̣n đau đầu trước nguy cơ phá sản của hàng ngàn nông dân. Đây là thời gian thử thách tài xử trí của các nhà lănh đạo châu lục này - nơi lâu nay được sống trong thanh b́nh nhiều nhất trên trái đất.
Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics hôm 7-9 dự đoán hệ thống đi lại tự do theo Hiệp ước Schengen sẽ kết thúc nếu châu Âu không t́m được giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.
Khu vực Schengen lâm nguy
Nhà ngoại giao hàng đầu Latvia nhấn mạnh cuộc khủng hoảng có thể buộc các nước châu Âu khôi phục chế độ kiểm soát hộ chiếu trong khu vực Schengen - hiện gồm 26 quốc gia, trong đó có 22 nước Liên minh châu Âu (EU).
Theo hăng tin RIA Novosti, ông Rinkevics quả quyết nếu các nước không đồng thuận về giải pháp phân bổ người tị nạn khắp châu Âu, khu vực Schengen có thể bị hủy bỏ. Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đưa ra nhận định tương tự.
Ngày 9-9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker dự kiến công bố những đề xuất mới để phân bổ 160.000 người tị nạn đến các nước EU trên cơ sở bắt buộc. Không có nhiều dấu hiệu cho thấy đề xuất này sẽ nhận được sự ủng hộ của toàn bộ thành viên EU. Các nhà phân tích lo ngại nếu mỗi quốc gia đối phó bằng cách riêng, cuộc khủng hoảng di cư sẽ chỉ càng xấu đi.
Nông dân biểu t́nh đốt xe tải bên ngoài trụ sở Hội đồng EU hôm 7-9Ảnh: REUTERS
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết riêng ngày 7-9 đă có 7.000 người Syria đến Macedonia trong khi 30.000 người di cư hiện có mặt trên các đảo của Hy Lạp. Tại Hungary, khoảng 300 người di cư vượt qua hàng rào cảnh sát ở biên giới Hungary và Serbia đêm 7-9 để tiến về thủ đô Budapest nhằm t́m đường đến Đức và Áo. Cảnh sát Hungary buộc phải dùng hơi cay nhưng không chặn nổi những người này.
Cùng ngày 7-9, Hy Lạp kêu gọi EU giúp đỡ về tài chính để đối phó làn sóng tị nạn đang làm đảo Lesbos quá tải. Đan Mạch cũng bắt đầu “nóng” lên khi khoảng 800 người đi vào nước này để t́m đường đến Thụy Điển.
6.000 nông dân cần được hỗ trợ
Cuộc khủng hoảng di cư chưa có lối thoát, EU lại phải đau đầu trước t́nh cảnh nhiều nông dân thuộc khối này đang đứng trước ngưỡng cửa phá sản v́ giá thực phẩm tụt dốc, chi phí sản xuất tăng cao và hậu quả từ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm EU của Nga.
Tại cuộc họp khẩn cấp ngày 7-9, các bộ trưởng nông nghiệp EU đồng ư chi bổ sung 500 triệu euro cho nông dân. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jyrki Katainen cho biết đây là quyết định thiết thực và phần lớn số tiền trên dành để hỗ trợ khu vực sản xuất sữa.
Bước đi trên diễn ra trong bối cảnh khoảng 6.000 nông dân, chủ yếu là người Bỉ, Pháp và Đức, xuống đường phản đối trước trụ sở Hội đồng EU ở thủ đô Brussels - Bỉ và yêu cầu được hỗ trợ. Nghiệp đoàn nông nghiệp Copa-Cogeca cho biết các nhà sản xuất nông sản EU khẳng định họ bị thiệt hại khoảng 6,13 tỉ USD do lệnh cấm thực phẩm của Nga.
Theo trang Sputnik, các nhà sản xuất sữa Estonia - bên bờ vực phá sản do lệnh cấm vận thực phẩm của Nga - sẽ biểu t́nh ở Tallinn hôm 14-9 để đ̣i chính phủ hỗ trợ khoảng 7,7 triệu USD. Thực tế là EU đang chi 50 tỉ euro mỗi năm để bù đắp những thiệt hại mà nông dân gánh chịu từ việc Nga cấm cửa nông sản châu Âu.
therealrtz © VietBF