Không một nước EU nào dám trách Mỹ cả, v́ có lẽ họ biết họ là thấp cổ bé họng hay họ biết là Mỹ không c̣n cách nào khác?C̣n có giả thiết nếu không có Mỹ th́ không có EU nên đă mang ơn th́ phải theo cả đời?T́nh h́nh đúng là ngày càng xấu với EU, khi Nga bị lệnh cấm về kinh tế, c̣n dân tị nạn th́ tràn sang EU, chưa nói tới Hy Lạp. Tất cả đều do Mỹ chưa dẹp được IS và Mỹ căng thẳng với Nga?Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Sau hơn một năm oanh kích các khu vực chiến lược của IS, liên quân của Mỹ không thu được kết quả như mong đợi.
Tờ Le Figaro vừa đăng tải bài xă luận trong đó chỉ rơ, trong hơn 1 năm qua, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đă hứng chịu 6.500 cuộc không kích, tổn thất khoảng 10.000 người, trong đó có nhiều thủ lĩnh, nhưng vẫn đủ khả năng chống cự.
Quân số của các tổ chức khủng bố vẫn không suy chuyển nhờ những tân binh liên tục được chiêu mộ từ khắp nơi trên thế giới. Chúng vẫn tiếp tục thể hiện sức mạnh bằng các cuộc phản công ngay sát sườn thủ đô Damascus và Baghdad, hành quyết nhiều thường dân và ngang nhiên phá hủy các công tŕnh được xếp hạng di sản văn hóa nhân loại tại Palmyra.
Phuong Tay that bai truoc IS, co mo long voi Nga?
IS ngày càng trở thành nỗi lo ngại toàn cầu
"Liên minh giữa thế giới Arab và phương Tây trong cuộc chiến chống tổ chức IS coi như bị thất bại", ḍng tựa trên trang nhất của Le Figaro viết.
Theo tờ báo này, các nước liên minh buộc phải xem xét lại chính sách của ḿnh và vấn đề tấn công trên bộ từ giờ được đưa ra thảo luận, v́ khó có thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến hay chiếm lại các vùng đất đă mất nếu như không triển khai lực lượng bộ binh.
Những nhận định của Le Figaro cũng tương tự với những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Diễn đàn Kinh tế miền Đông vừa được tổ chức ở thành phố Vladivostok hôm 4/9. Theo ông Putin, cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu hiện nay đă được dự đoán từ trước. Cách duy nhất để đảo ngược ḍng người tị nạn sang châu Âu là giúp họ giải quyết những vấn đề ở quê hương. Bước đầu tiên chính là tạo ra một mặt trận chung và thống nhất chống lại những nhóm cực đoan như IS.
"Chúng tôi thực sự muốn thiết lập một liên minh quốc tế để đối phó với chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Để đạt được điều đó, chúng tôi cần tham vấn với đối tác Mỹ. Tôi đă đích thân bàn với Tổng thống Mỹ Obama", ông Putin nói
Tổng thống Putin cho biết ông cũng bàn về vấn đề trên với lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi, Jordan và một số nước khác.
Trước đó, vào tháng 6/2015, BBC đă đưa tin, bản thân chính phủ Nga cũng đang đề cao cảnh giác với tổ chức Hồi giáo cực đoan IS khi tổ chức này được các thành phần Hồi giáo cực đoan ở Bắc Kavkaz của Nga ủng hộ. Trong cuộc tṛ chuyện hiếm hoi của Tổng thống Nga Vladimir Putin với Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó, theo BBC, trong cuộc tṛ chuyện, hai vị nguyên thủ đă đề cập đến việc Nga và Mỹ chung tay diệt trừ IS tại Syria.
Bởi vậy, Nga đang để ngỏ cánh cửa thành lập một liên minh quốc tế chống lại chủ nghĩa khủng bố. Vấn đề là Mỹ và phương Tây đang lo ngại trước thông tin Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Syria, nơi IS đang bành trướng. Nếu những nghi ngại được hai bên hoá giải, khả năng phương Tây mở ḷng cùng Nga bắt tay chống IS hoàn toàn có thể xảy ra.
An Nhiên (Tổng hợp)