Triều Tiên và Hàn Quốc từng xảy ra rất nhiều giao tranh trong đó người anh lớn là Trung Quốc mỗi lần xảy ra chiến sự đều là trung gian ngoại giao kêu gọi hai bên b́nh tĩnh và trải qua thời gian, Trung Quốc vẫn luôn là chỗ dựa của Triều Tiên. Với sự việc xảy ra gần đây giữa hai miền Nam Bắc Triều, Trung Quốc lại có thái độ dửng dưng và thờ ơ khi hầu như không có bất kỳ một can thiện tích cực nào.
Căng thẳng hai miền Triều Tiên vừa qua có thể xuất phát từ việc B́nh Nhưỡng muốn lôi kéo sự chú ư của Trung Quốc khi đồng minh duy nhất
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát một buổi tập trận. Ảnh: KCNA
Sáng sớm 25/8, Hàn Quốc và Triều Tiên đă kết thúc căng thẳng bắt đầu từ tuần trước, khi hai nước đấu pháo lần đầu tiên trong 5 năm. Tuy nhiên, c̣n có những chuyện hậu trường khác quan trọng hơn diễn ra đằng sau, giữa Triều Tiên với đối tác thương mại chính và đồng minh duy nhất của nước này - Trung Quốc.
"Với tư cách là đồng minh duy nhất của Triều Tiên và ngày càng thân thiết với Hàn Quốc, Trung Quốc đương nhiên có vai tṛ trong vấn đề này", tạp chí Time dẫn lời John Delury, giáo sư tại Đại học Yonsei ở Seoul, nói. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng Bắc Kinh "đă vắng mặt trong căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên trong tuần qua. Ngoài việc kêu gọi các bên kiềm chế, Bắc Kinh không có lời lẽ và hành động khác để cải thiện t́nh h́nh".
Gây chú ư
Trong lịch sử, khi Triều Tiên có hành vi khiêu khích Hàn Quốc, nước này làm như vậy để có thể thổi bùng niềm tự hào quốc gia hoặc giành được sự chú ư của Bắc Kinh. Theo William Johnson, một quan chức từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ và có thời gian sống tại biên giới Trung - Triều, hai nước này có thể đă tổ chức đàm phán, chủ yếu ở khu vực biên giới tỉnh Liêu Ninh vào giữa những năm 2000, liên quan đến việc Trung Quốc kêu gọi kiềm chế giữa hai miền Triều Tiên. Nếu cuộc chiến nổ ra giữa hai miền, hàng triệu người Triều Tiên có thể sẽ chạy sang Trung Quốc, v́ vậy, Bắc Kinh có lợi ích trong việc giúp đảm bảo ḥa b́nh trên bán đảo.
Nội dung chính trong cuộc thảo luận có thể chủ yếu xoay quanh những thứ Triều Tiên muốn từ Trung Quốc, chứ không nhất thiết đến từ Hàn Quốc. B́nh Nhưỡng phụ thuộc vào Bắc Kinh về thực phẩm, vũ khí và năng lượng, Bắc Kinh cũng nghiêng về hướng "ch́a cà rốt" thay v́ "gậy" để đạt được sự hợp tác từ phía Triều Tiên.
Theo Johnson, điều đó có vẻ như cũng đúng trong trường hợp này, các hành động gần đây có nhiều khả năng xuất phát từ việc Triều Tiên thiếu tiền mặt, lương thực, và phải đối mặt với sự lạnh nhạt từ Bắc Kinh.
Đợt hạn hán hồi tháng 6 ở Triều Tiên gây thiệt hại lớn sản lượng thu hoạch của nước này. Triều Tiên mô tả đợt hạn hán năm 2015 là tồi tệ nhất trong 100 năm qua. Hơn nữa, việc Triều Tiên đóng cửa biên giới trong vài tháng v́ lo ngại dịch bệnh Ebola cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp du lịch, trong khi đây là nguồn thu ngoại tệ mạnh quan trọng của B́nh Nhưỡng.
Ông Kim Jong-un vẫn chưa nhận được lời mời đến thăm Trung Quốc dù đă lănh đạo đất nước trong hơn ba năm. Bắc Kinh c̣n ủng hộ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên về việc thử vũ khí hạt nhân và thử nghiệm tên lửa.
"Thiếu tiền mặt, thực phẩm, và 't́nh cảm' từ Bắc Kinh, hành vi khiêu khích của Triều Tiên không phải là điều đáng ngạc nhiên", Johnson viết. Trong khi Quốc tế đa phần tập trung vào các sự kiện diễn ra tại làng đ́nh chiến Panmunjom, kinh nghiệm quá khứ cho thấy rằng chúng ta nên chờ đợi những hoạt động diễn ra tại thị trấn biên giới Đan Đông của Trung Quốc, lối đường bộ và đường sắt để vào Triều Tiên.
Sau vụ chạm trán hải quân liên Triều tháng 11/2009, viện trợ lương thực (chủ yếu là ngô) đă được chuyển qua cây cầu đường sắt ở đây để vào Triều Tiên. Các nhà quan sát thấy những chiếc xe tải Trung Quốc mới, sáng bóng và thiết bị hạng nặng đột nhiên xuất hiện ở bên kia biên giới Triều Tiên.
Johnson cho rằng có vẻ như một điều tương tự sẽ xảy ra lần này: bằng vụ đấu pháo với Hàn Quốc, Triều Tiên có thể yêu cầu Trung Quốc viện trợ thêm, v́ nước này từng làm thành công trong quá khứ.
Các phóng viên và các nhà phân tích thường đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc, nhà sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới, lại nhập khẩu và dự trữ ngô nhiều đến mức phải xây cơ sở mới để chứa. Không phải ngẫu nhiên mà những kho dự trữ này lại nằm gần biên giới với Triều Tiên. Trong khi truyền thông c̣n mải quân tâm đến việc Mỹ và Hàn Quốc xử lư vấn đề với Triều Tiên như thế nào, th́ họ ít chú trọng đến thực tế rằng Trung Quốc là bên bảo đảm chính cho sự ổn định, cung cấp hầu hết thực phẩm và hơn 90% năng lượng của Triều Tiên.
Cách phản ứng
Cách Trung Quốc phản ứng trước căng thẳng này khá khác so với quá khứ. Trong những ngày gần đây, Trung Quốc được cho là đă chuyển số lượng lớn quân vào thành phố Diên Cát, cách biên giới Triều Tiên khoảng 30 km.
Ông Johnson cho rằng việc này nhằm thể hiện trong trường hợp B́nh Nhưỡng cần hỗ trợ Quân sự nước ngoài, Trung Quốc sẽ đến đó đầu tiên. "Tôi dự đoán rằng, sau khi liên Triều rút khỏi căng thẳng, Trung Quốc sẽ cung cấp cho miền Bắc bất cứ điều ǵ họ muốn".
Tuy nhiên, trong bài viết trên Eurasiareview , nhà báo tại Seoul, Shim Jae Hoon, lại cho rằng động thái này của Bắc Kinh không nhằm thể hiện sự cảm thông với Triều Tiên, mà nhằm chấn chỉnh "người anh em tốt". Kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn và Bắc Kinh không muốn có bất cứ cuộc khủng hoảng nào đe dọa đến ổn định khu vực.
Zhu Feng, một chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Đại học Nam Kinh nhận định hành động của Triều Tiên c̣n liên quan đến cuộc duyệt binh ngày 3/9 sắp tới của Trung Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye sẽ có mặt ở Bắc Kinh vào ngày này. Ông Kim Jong-un không có tên trong danh sách, mà chỉ có quan chức phụ tá Choe Ryong-Hae đến dự.
"Hành động gần đây của ông Kim rơ ràng nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh", ông Zhu nhận định. "Có nhiều sự thất vọng và bất măn ở cả hai bên Trung Quốc và Triều Tiên".
Tờ Global Times đánh giá căng thẳng mới nhất có thể nhằm buộc bà Park phải hủy bỏ chuyến thăm Bắc Kinh. Nhưng tại thời điểm đang muốn phô diễn các thiết bị quân sự mới và thể hiện sức mạnh địa chính trị, th́ "Bắc Kinh sẽ không để bị dắt mũi", tờ này viết.
***