Bị hóc xương cá nguy hiểm hơn nhiều người nghĩ nhé, vì nếu không cẩn thận sẽ để lại hậu quả đáng tiếc. Bạn đã biết cách chữa hóc xương cá tại nhà chưa? Cùng tìm hiểu ngay nhé
Hóc xương là hiện tượng thường gặp và khá phổ biến. Nguyên nhân của hóc xương là do tình trạng ăn uống không chú ý, cười đùa hoặc nói khi ăn làm cho người ăn không phát hiện ra xương dù là một mẩu rất nhỏ. Chỉ khi nuốt vào họng mới phát hiện ra mình bị hóc xương. Hóc xương hầu hết không gây ra nguy hiểm cho tính mạng nhưng gây khó chịu và nhiều phiền toái.
Hồi tháng 4 vừa qua, bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) đã cứu sống bệnh nhân T (Bình Định) bị hóc xương gà. Trong lúc cả nhà đang ăn cơm, ông T bị hóc xương gà ở cổ. Khi được đưa đến bệnh viện ở địa phương thì có triệu chứng sốt cao, đau ngực, khó thở...Sau khi xét nghiệm, chụp phim thì thấy thủng thực quản tạo ổ khí dịch.
Ông T. được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng nguy cấp, sốt cao và khạc ra đàm lẫn máu. Ê kíp các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực và phẫu thuật mạch máu đã phối hợp mổ cấp cứu.
Hóc xương thường gặp ở các vị trí như họng, thành họng sau và thực quản. Mặc dù, hóc xương thường không gây nguy hiểm nhưng với những loại xương to, nhọn sắc có thể gây chảy máu gây mất máu, gây đau dớn, viêm tấy, áp xe hoặc sưng. Khi bị như vậy sẽ gây viêm nhiễm vùng bị xương đâm, thậm chí người bị hóc xương đau đớn mà không ăn uống được.
Khi bị hóc xương, biểu hiện ban đầu là nhói khi nuốt hoặc nuốt hay uống nước cảm thấy vướng. Ban đầu có thể chưa cảm thấy khó chịu nhưng khi xương đi vào sâu hoặc gây áp xe khu vực đâm sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, thậm chí khó nuốt khi ăn.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Đức Anh (Chuyên khoa Nội) cho biết, một số người chủ quan cho rằng, hóc xương không có vấn đề gì. Điều này cũng có thể đúng trong trường hơp xương nhỏ và nó trôi trong vài giờ. Nhưng có những xương sắc nhọn như xương gà, vịt sẽ raats nguy hiểm. Chúng có thể gây phù thanh quản vì xương chèn ép, cắm vào thanh quản. Vị trí bị xương cắm có thể chảy máu, sưng phù. Lúc đó làm cho thanh quản bị tổn thương, sưng tấy. Nếu bạn không đến cơ sở y tế mà tiếp tục khạc ra, hoặc dùng tay móc sẽ càng làm cho xương cắm sâu, thậm chí sưng tấy nặng hơn.
"Khi bị hóc xương, thanh quản là nơi dễ bị xương cắm vào hoặc tiếp xúc. Khi bị xương cắm vào sẽ gây viêm nhiễm. Những tổn thương đó có thể làm cho thanh quản nhiễm trùng, gây áp xe khu vực này, làm cho bạn càng khó chịu.
Nhiều trường hợp, xương trôi xuống vào sâu trong lồng ngực, có thể cắm xuyên qua thực quản vào mạch máu lớn bên cạnh từ tim ra vì thực quản nằm sát với mạch máu, trường hợp này rất nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong. Hoặc cũng có thể vết thương do xương gây ra ở thực quản gây viêm loét có thể làm ảnh hưởng, thủng mạch máu lớn sát cạnh thực quản cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng", bác sĩ cho hay.
Bị hóc xương cần làm gì?
Khi bị hóc xương không nên cố ăn thêm, bởi nếu cố ăn thêm sẽ càng làm cho xương bị đẩy vào sâu hơn. Khi xương vào khu vực tiêu hóa hay sâu trong thanh quản có thể gây chảy máu, sưng tấy, phù nền rất nguy hiểm. Cách tốt nhất cần đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được chụp chiếu hoặc nôi soi. Cách này giúp xác định được vị trí của xương bị hóc.
Khi bác sĩ đã xác định được vị trí xương bị hóc sẽ gắp ra khỏi cơ thể tránh để bị cắm sâu hoặc lọt ra khu vực khác. Nếu xương bị hóc ở vùng họng sẽ dùng gương, đèn thông thường để gắp. Còn nếu xương ở sâu thì phải dùng ống nội soi để gắp.
Nếu xương đã lâu mà chưa được thăm khám thì ngoài gắp còn phải chữa thêm hút mủ, cầm máu, thậm chí xử lý các biến chứng do áp xe...
Để phòng hóc xương, bạn cần lưu ý tránh cười đùa, nói chuyện nhiều khi ăn uống đặc biệt là ăn các thực phẩm có xương. Với những thực phẩm có thể rút xương nên lọc lấy thịt để tránh bị hóc. Khi chế biến cho người già hoặc trẻ em cần phải loại bỏ xương trước, thậm chí dùng dụng cụ lọc để loại xương ra khỏi đồ ăn. Tránh húp khi ăn cháo có xương hay ăn canh cá, ăn từ từ, chậm rãi để phát hiện xương.
VietBF©Sưu Tầm