Được phán xét rằng những con số đầu tư cho Ánh Viên là rất lớn tuy nhiên, trên thế giới với mức đầu tư như vậy và để đạt đến tŕnh độ như Ánh Viên th́ quả thực là bất ngờ. Thiết nghĩ chúng ta cần phải đầu tư một cách thích đáng và tích cực hơn. Những tưởng 3 năm 8 tháng và 7 tỷ là quá lớn nhưng thực ra lại không phải vậy. Những tưởng 3 năm 8 tháng và 7 tỷ là quá nhỏ nhưng lại đem lại những thành tích đáng tự hào nhất cho thể thao Việt Nam.
Nếu nhiều người nói Ánh Viên may mắn hơn những VĐV tài năng khác v́ được đầu tư đặc biệt nên mới có thành công như ngày hôm nay th́ hăy xem lại. Ánh Viên không phải trường hợp duy nhất được đầu tư trọng điểm theo kiểu tốn tiền tỷ xuất ngoại đạo tạo. Nhưng em lại là người duy nhất trụ được thành công cho tới thời điểm này. Thêm một nữa phải khẳng định, số tiền đầu tư cho Ánh Viên đáng giá từng đồng!
Kế hoạch đưa Ánh Viên sang Mỹ ăn tập dài hạn được h́nh thành từ cuối 2011, sau khi cô gái sinh năm 1996 này đoạt hai tấm HCB SEA Games 26 và nổi lên như một tài năng trẻ lớn nhất của bơi Việt Nam. Mọi chuyện lúc ấy đều vô cùng khó khăn, nhất là vấn đề kinh phí đ̣i hỏi không dưới 100 ngh́n USD/năm. Số tiền tương ứng 2 tỷ đồng này thậm chí c̣n hơn cả tổng kinh phí môn bơi được cấp mỗi năm.
Tuy nhiên, mọi khó khăn từ kinh phí, khả năng làm quen thích ứng với hoàn cảnh mới rồi cũng qua. Ngoài vai tṛ quan trọng của thầy Tuấn, c̣n nhờ vào một đặc điểm hơn người của tay bơi c̣n rất trẻ này: Chỉ tập, chỉ bơi, chẳng nói nhiều và không kêu ca. Viên bước vào một quy tŕnh ăn tập được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn Mỹ, dưới sự hướng dẫn của hai chuyên gia ngoại, cùng chế độ ăn, các bài tập thể lực, kỹ thuật và chuyên môn mang tính chuyên biệt cao.
Đến giờ, qua đúng 3 năm 8 tháng, với khoản đầu tư lên tới 7 tỷ đồng, chuyến xuất ngoại rèn giũa dài hạn của Viên đă vươn tới những đỉnh cao ngoài sức tưởng tượng. Mới đây nhất, ḱnh ngư từng giành 8 HCV, phá 8 kỷ lục tại SEA Games 28 này lại tiếp tục lọt vào Top 10 giải VĐTG, đoạt 1 HCB, 2 HCĐ Cúp TG.
3 năm 8 tháng và 7 tỷ - Ánh Viên là trường hợp "siêu ngoại lệ" của thể thao Việt Nam!
Thế nhưng rất đáng buồn v́ Ánh Viên gần như là mẫu h́nh thành công duy nhất của TTVN trong hàng loạt trường hợp mà ngành Thể thao tốn tiền tỷ đưa sang nước ngoài đào tạo những năm vừa qua. Thậm chí, có những tuyển thủ chẳng những không tiến bộ mà c̣n “lănh đủ” từ đó, rơ nhất như dính chấn thương.
Bởi có Hoàng Quư Phước, điền kinh có Vũ Thị Hương, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Oanh, Quách Thị Lan... họ cũng đều có cơ hội xuất ngoại đào tạo như Ánh Viên, nhưng đều trở về trong thất bại chóng vánh bởi những lí do khác nhau. Thế mới nói, đâu phải VĐV nào được đầu tư cũng đem lại thành công.
***