Đó là nhận định trên Tạp chí “Lợi ích quốc gia” (National Interest) của Mỹ. Bài viết trên tạp chí này đă phân tích sự khác biệt trong tư tưởng tác chiến của Washington và Bắc Kinh.
Bài viết cho biết, từ trước đến nay quân đội Mỹ luôn coi trọng khả năng tấn công tầm xa trên không, được tổ hợp từ các thành tố: Máy bay chiến đấu tàng h́nh và tên lửa không đối không tầm xa; thiết bị cảm biến và hệ thống thông tin tiên tiến; cùng với khả năng tác chiến điện tử mạnh mẽ.
Tuy nhiên, lư luận tác chiến của Bắc Kinh lại nhấn mạnh một nguyên tắc bất biến là trước và sau khi khai chiến, Trung Quốc sẽ tấn công hủy diệt hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, t́nh báo, giám sát, trinh sát (C4ISR) của Mỹ, đặc biệt là hệ thống vệ tinh.
C4ISR là kư hiệu quân sự mô tả hệ thống Command (chỉ huy), Control (kiểm soát), Communications (thông tin liên lạc), Computers (máy tính), Intelligence (t́nh báo), cùng với chức năng Surveillance (giám sát) và Reconnaissance (trinh sát).
Đ̣n đánh thông tin này sẽ được tiến hành từ không gian vũ trụ, trên không gian mạng và bao trùm không gian của dải phổ sóng điện từ. Lấy đ̣n đánh này để mở màn, Trung Quốc thể hiện rơ ư định triệt tiêu sức mạnh của hệ thống tác chiến thống nhất các quân binh chủng Mỹ.
Trong chiến tranh, Trung Quốc sẽ hủy diệt hệ thống C4ISR của Mỹ từ đ̣n đánh đầu tiên
Nếu Trung Quốc thực hiện được đ̣n đánh này, các chiến đấu cơ tàng h́nh thế hệ 5 như F-35 của Mỹ thiếu sự chi viện thông tin, sẽ phải dựa hoàn toàn vào các thiết bị trên máy bay - vốn đă yếu về khả năng tác chiến điện tử - khiến nó mất đi sự linh hoạt.
Khi F-35 phải mở các thiết bị trinh sát tự thân như radar mảng pha chủ động và hệ thống ngắm chuẩn hồng ngoại để phát hiện, đo đạc và bám bắt mục tiêu, nó sẽ suy giảm khả năng tàng h́nh, tính năng vốn là thế mạnh duy nhất của loại chiến đấu cơ này.
Ngoài ra, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tấn công bằng tên lửa không đối không tầm xa của nó, buộc F-35 phải đối diện trước hiểm họa cận chiến với các tiêm kích thiên về đánh chặn, nhanh nhẹn và linh hoạt hơn. Trong t́nh huống này, F-35 không hề chiếm bất cứ ưu thế nào.
Máy bay chiến đấu F-35 phóng tên lửa không đối không tầm trung, tăng tầm bắn AIM-120 AMRAAM
Gần đây, chuyên gia về quân sự hiện đại châu Á của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Australia, ông Andrew Davies đă có bài viết bàn về khả năng tấn công tầm xa trên không, được tổ hợp từ các thành tố trên của Mỹ.
Ông nhấn mạnh, không hề có cứ liệu khoa học nào cho thấy, h́nh thái chiến tranh “lấy tấn công tầm xa làm chủ, không chiến trong tầm nh́n trở nên lỗi thời” sẽ phát huy được vai tṛ quan trọng trong tương lai.
Việc F-35 được trang bị rất nhiều vũ khí tấn công tầm xa cho thấy nó được thiết kế riêng cho nhiệm vụ này, nhấn mạnh vào khả năng tàng h́nh. Nhưng trong bối cảnh các loại radar chống tàng h́nh đang ngày càng phát triển, F-35 sẽ phải đối mặt với những trận không chiến trong tầm nh́n.
F-35 không mạnh về tác chiến tầm gần, năng lực chiến đấu của nó dựa vào khả năng tàng h́nh và hệ thống chi viện thông tin. Nếu hai thứ này mất đi, F-35 sẽ vô hại. Điều này khẳng định vai tṛ của chiến tranh thông tin trong tương lai mà Trung Quốc đang coi là trọng tâm.
Trung Quốc xây dựng chiến lược “Tác chiến mạng và điện tử nhất thể”
Vừa qua, quân đội Trung Quốc đă đưa ra khái niệm về “Tác chiến mạng và điện tử nhất thể”, là sự kết hợp và vận dụng nhuần nhuyễn giữa tác chiến trên không gian mạng và tác chiến điện tử, chỉ nhằm mục đích nắm được quyền kiểm soát thông tin trên chiến trường.
Nó bao gồm hàng loạt các hành động tác chiến, nhằm phá hoại các mạng chỉ huy chiến trường của kẻ địch, đồng thời bảo vệ các mạng thông tin tương ứng của ḿnh.
Đây sẽ là yếu tố quyết định thắng bại, làm thất bại chiến lược “tác chiến không - hải nhất thể”, mà hạt nhân là khả năng tấn công tầm xa trên không của quân đội Mỹ.
Một khi đ̣n tấn công đầu tiên là của các hacker chứ không phải những quả tên lửa, chúng ta thử h́nh dung điều ǵ sẽ xảy ra chiến đấu cơ F-35 mất hoàn toàn đường truyền số liệu với radar dự cảnh trên máy bay cảnh báo sớm E-7A Wedgetail và các hệ thống cảnh báo sớm khác?
Hay trong đ̣n tiến công chống vệ tinh, khiến hệ thống thông tin chiến lược của Mỹ bị cắt đứt, hoặc hệ thống định vị và dẫn đường GPS bị “lạc lối”, hay hệ thống mạng thông tin của sở chỉ huy hậu cần phía sau bị tê liệt? Quân đội Mỹ sẽ hoàn toàn lạc bước trên chiến trường.
Trung Quốc đang nỗ lực phát triển khả năng bắn hạ vệ tinh
Khi hệ thống C4ISR bị vô hiệu, chiếc F-35 của mỹ sẽ buộc phải mở radar mảng pha chủ động và tổ hợp ngắm chuẩn quang-điện EOTS của ḿnh. Việc phải phát tín hiệu radar để sục sạo, t́m kiếm mục tiêu khiến nó mất đi khả năng tàng h́nh, phơi ḿnh trước radar đối phương.
Khi đó F-35 chẳng khác ǵ một chiến đấu cơ thế hệ 3, thế hệ 4 nhưng kém hơn về khả năng linh hoạt trong không chiến.
Việc được trang bị toàn các vũ khí tấn công ngoài tầm nh́n như tên lửa không đối không tầm xa cũng trở nên vô dụng. Không quân Mỹ sẽ mất đi quyền làm chủ trên không.
Bởi vậy trong tương lai, hành động đầu tiên quân đội Trung Quốc sẽ làm là tiến hành một cuộc chiến tranh thông tin trên không gian vũ trụ, trên không gian mạng và trên không gian dải phổ tần số vô tuyến, đồng thời ngăn cản quân địch làm điều tương tự với ḿnh.
Điều này sẽ giúp PLA nắm được quyền kiểm soát thông tin, có khả năng nhận biết toàn cảnh chiến trường ở cả cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, đồng thời làm “mù” đối phương.
Đài radar di động 39N6 Kasta-2, máy bay trinh sát quang-điện tử Tu-214R và hệ thống tác chiến điện tử Borisoglebsk-2 của Nga
Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc đều đang theo đuổi chiến lược này ḥng đánh bại quân đội Mỹ trong tương lai. Trung Quốc đang phát triển những ḍng tên lửa chống vệ tinh rất mạnh, ví dụ như tên lửa Song Thành-19 (SC-19) hay Động Năng-2 (DN-2).
Trong khi đó, ngoài việc sử dụng chiến đấu cơ MiG-31BM làm sát thủ bắn hạ vệ tinh, Nga c̣n đang xây dựng lực lượng tác chiến điện tử rất mạnh. Chỉ tính riêng trong năm 2015, quân đội Nga đă đưa vào hoạt động khoảng 20 hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới.
Trong đó có ít nhất 10 loại hệ thống tác chiến điện tử đă hoàn tất quá tŕnh phát triển và đă được Bộ quốc pḥng Nga đặt hàng cho các quân binh chủng như: Krasukha-2, Murmansk-BN, Borisoglebsk-2, Borisoglebsk-2V, Krasukha-S4 hoặc Svet-KU hay Moskva-1...
Do đó trong tương lai, chiến lược tác chiến không hải nhất thể dựa nhiều vào bộ 3 máy bay chiến đấu tàng h́nh mang vũ khí tấn công tầm xa F-35A/B/C của Mỹ rất có thể sẽ phá sản khi đối đầu với chiến lược “Tác chiến mạng và điện tử nhất thể” của Trung Quốc.
Lực lượng tên lửa chiến lược TQ tập khoa mục ǵ trên biển Đông?