Viêm xoang là căn bệnh luôn gây khó chịu. Nhưng giờ đây bạn không c̣n phải sợ nữa v́ đă có một thứ rất dễ kiếm đó là tỏi. Ngoài tác dụng kháng viêm, giải độc rất tốt, tỏi chữa viêm xoang rất hữu hiệu.
Thành phần dược tính của tỏi
Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ấm, hơi độc, vào can kinh Can, Vị. Tỏi có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, tiêu mụn nhọt, giải độc, giải phóng, thông khiếu.
Theo y học hiện đại tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin và liallyl sulfide và ajoene. Đây là 3 hoạt chất có khả năng pḥng và chữa bệnh mạnh nhất của tỏi.
Allicin là một chất không quá sẵn trong tỏi mà nó được sinh ra dưới sự tác động của aliin có trong tỏi cùng với chất xúc tác anilaza khi đập hay cắt tỏi mà thành.
Do đó, hành động cắt hay đập dập tỏi mạnh và càng nát th́ hoạt tính allincin sẽ được tạo ra sẽ càng cao.
1kg tỏi có thể tạo ra từ 1-2g allicin. Dễ dàng tạo ra và cũng dễ dàng mất đi trong không khí, nếu để càng lâu th́ chất này sẽ càng bay hết. Khi nấu lên nó cũng sẽ mất đi.
Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên ăn tỏi sống sẽ tốt hơn. V́ đây là chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các nhà khoa học cho rằng nước tỏi sống có pha lại tới 125.000 lần vẫn có khả năng ức chế các siêu virus, vi trùng. Tỏi c̣n được coi là “thần dược” để chữa các loại bệnh tật cho bạn.
Liallyl sulfide là loại kháng sinh không mạnh bằng allicin. Nó cũng được tạo ra từ quá tŕnh thái và đập dập củ tỏi nhưng nó không dễ mất đi và vẫn c̣n tồn tại sau khi nấu. Nhưng nếu bạn nấu củ tỏi c̣n nguyên th́ nó sẽ không có tác dụng ǵ.
Một số nghiên cứu của Ư và Trung Quốc được công bố trên tạp chí British Journal of Cancer năm 1993 đă nói rằng ngoài tác dụng với tim mạch tỏi c̣n có tác dụng ngăn chặn và làm chậm quá tŕnh phát triển của các khối u ung thư.
Đối với các loại ung thư có liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide và diallyl trisulfide tỏi sẽ làm giảm khả năng phát triển của các khôi u này.
Ajoene trong tỏi không chỉ là chất có những cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu.
Nhờ các hoạt tính kháng viêm, sát khuẩn, thông khiếu,...của tỏi mà nó được sử dụng để chữa trị viêm xoang. Đây là những bài thuốc dân gian rất quư với những dược liệu đơn giản.
Chỉ cần dùng vài nhánh tỏi cùng với nước hay rượu là bạn đă có một bài thuốc chữa viêm xoang rất hiệu quả.
Bài thuốc từ tỏi chữa viêm xoang
Bài 1: Dùng tỏi tươi
Dùng củ tỏi tươi đem bóc bỏ vỏ rồi giă thật nát hoặc cho vào dụng cụ ép tỏi để chắt lấy nước cốt của tỏi.
Lấy một lượng nước tương đương với lượng nước cốt tỏi ḥa thành hỗn hợp để làm thuốc nhỏ mũi. Hàng ngày dùng nước nhỏ mũi từ tỏi này nhỏ vào mũi. Mỗi lần nhỏ từ 2-3 giọt, nhỏ khoảng 2-3 lần/ ngày.
Nước nhỏ mũi này sẽ khiến mũi của bạn cảm thấy cay buốt vô cùng khi nhỏ vào mũi. Tuy nhiên, cố gắng kiên tŕ t́nh trạng viêm xoang của bạn sẽ chóng khỏi.
Bài 2: Tỏi ngâm rượu
Tỏi thái nhỏ, ngâm với rượu trắng ngon trong b́nh thủy tinh trong 10 ngày, tỏi chuyển sang màu vàng nghệ sẽ lấy ra dùng.
Dùng rượu tỏi 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần dùng 1 th́a cà phê. Kiên tŕ sử dụng rượu tỏi bệnh t́nh của bạn sẽ thuyên giảm rất nhiều.
Bên cạnh đó bạn cũng nên tăng cường ăn tỏi sống, các món ăn có tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị viêm xoang có hiệu quả hơn.
Cách chọn tỏi ngon để dùng
Nên chọn tỏi ta – là loại tỏi củ không quá to, nh́n rắn chắc, vỏ có màu tím xen trắng. Dùng tay bóp không bị ộp hay sâu mọt ǵ.
Các nhánh tỏi phải đầy đặn, to tṛn, không bị nhăn, không quá khô, không có màu vàng hay lớp phấn trắng. Vỏ bên ngoài phải c̣n nguyên vẹn.
Cách bảo quản tỏi
Chọn đồ đựng tỏi
Bạn có thể dùng túi lưới để đựng tỏi hay dùng những túi giấy có màu nâu. Màu tối sẽ giúp tỏi được tươi lâu hơn.
Môi trường để tỏi
Sau khi chọn được đồ đựng tỏi bạn nên để chúng vào một góc khô và thoáng trong bếp, những chỗ có bóng tối càng tốt.
Tránh để nơi ẩm thấp v́ nó có thể làm cho vi khuẩn tấn công làm tỏi nhanh bị vàng hay mối mọt. Một điều cần tránh nữa là tuyệt đối không nên bỏ tỏi vào tủ lạnh để bảo quản. V́ khi đó hương vị và các chất dinh dưỡng của tỏi sẽ bị mất đi.
Thường xuyên kiểm tra tỏi, nếu thấy có củ nào đó có dấu hiệu bị hư hại nên loại bỏ ngay để tránh lây sang củ khác.
Vietbf © sưu tập