Không thể dă man hơn khi IS trừng phạt phụ nữ khi họ cho con bú ở nơi công cộng. Theo thông tin cho biết, nhưng phụ nữ mắc tội này sẽ bị IS đưa về pḥng tra tấn, dùng kẹp đinh có răng sắc nhọn nghiến chặt vào ngực.
Doaa và Umma trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí.
Doaa và Umma (tên nhân vật đă được thay đổi) đă trốn khỏi thành tŕ Raqqa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Syria và chạy đến ẩn náu ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm nay.
Dù đă thoát khỏi lănh thổ do IS kiểm soát được gần 4 tháng, nhưng hai cô dâu thánh chiến vẫn không khỏi day dứt, ám ảnh trước những việc từng làm, khi sống trong chế độ hà khắc của lực lượng nữ cảnh sát khét tiếng, lữ đoàn al-Khansa. Bên cạnh đó, cả Doaa và Umm cũng thừa nhận rằng nỗi lo sợ sự theo dơi ám sát của IS vẫn luôn thường trực trong suy nghĩ của hai người.
Trả lời phỏng vấn báo chí, hai cô gái cho biết, cũng giống như những phụ nữ khác, Doaa và Umma t́nh nguyện gia nhập tổ chức IS, để nhận “nhiệm vụ cao quư” là kết hôn cùng các chiến binh, phát triển và ǵn giữ ḍng máu thánh chiến cho nhóm. Tuy nhiên, chỉ khác một điều, họ lại vô t́nh tiếp tay nối dài những tội ác khủng khiếp của nhóm cực đoan khi tham gia vào lực lượng cảnh sát nữ al-Khansa.
Họ được trả 70 bảng Anh/tháng, nhưng bù lại phải trực tiếp tham gia tra tấn những người phụ nữ không tuân theo quy tắc của nhóm. Với mỗi tội danh sẽ có những h́nh phạt tương ứng, các cô gái sẽ đánh 40 roi đối với những phụ nữ không ăn mặc đúng quy định mà IS đưa ra, và 60 roi cho những ai đang cố gắng để chạy trốn.
Doaa c̣n tiết lộ h́nh phạt khủng khiếp “vị đắng” mà lữ đoàn sử dụng để tra tấn phụ nữ cho con bú nơi công cộng. Những phụ nữ mắc tội này sẽ bị đưa về một pḥng tra tấn, dùng kẹp đinh có răng sắc nhọn nghiến chặt vào ngực. Bất cứ ai từng trải qua h́nh phạt này sẽ bị những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần, chính v́ vậy “vị đắng” được coi là nỗi nhục đối với bất cứ phụ nữ nào ở Raqqa.
Doaa, góa phụ 20 tuổi cũng khẳng định rằng, theo luật định của lữ đoàn al-Khansa, những h́nh phạt nghiêm khắc sẽ có hiệu lực với tất cả phụ nữ, cả kể những người già cả hay ốm yếu.
Những nữ cảnh sát al-Khansa luôn cầm súng tuần tra và theo dơi hành vi của phụ nữ trên đường phố.
Với IS, giết các nạn nhân nam là cách để giành chiến thắng và xâm chiếm lănh thổ. C̣n với phụ nữ, chúng dùng họ trong kế hoạch lớn hơn, nhằm xây dựng vương quốc Hồi giáo, một nhà nước hoàn toàn dựa trên luật Hồi giáo Sharia thời trung cổ, diễn giải cuộc sống hiện đại theo cách sơ khai nhất của Hồi giáo.
Một số nạn nhân nữ người Yazidi thoát khỏi sào huyệt của IS ở vùng núi Sinjar, Iraq, đă kể cách họ bị đưa đến chợ nô lệ cùng hàng trăm phụ nữ khác. Tại đó, họ đứng xếp hàng thành từng nhóm 50 người và các chiến binh IS lựa chọn để cưới hoặc bắt họ làm nô lệ t́nh dục.
Theo báo cáo điều tra của tổ chức Giám sát Nhân quyền Quốc tế (HRW), IS đă lập một hệ thống đàn áp có tổ chức nhằm tiến hành những hoạt động như hiếp dâm, xâm phạm t́nh dục, nô lệ t́nh dục, cưỡng bức kết hôn. HRW cho rằng những hoạt động này chính là tội ác chiến tranh hoặc thậm chí có thể coi là tội ác chống loài người.
IS đă tiến hành xây dựng các cấu trúc xă hội Hồi giáo cực đoan từ rất sớm. Khi chúng muốn xây dựng một xă hội mới th́ sẽ cần đến cả phụ nữ chứ không chỉ các chiến binh. Phụ nữ là nhân tố không thể thiếu để thiết lập một cộng đồng sinh sống, kể cả những cộng đồng mà trong đó luật lệ được áp đặt tàn bạo. Kể cả trong trường hợp bị coi là tài sản của nam giới, phụ nữ vẫn có vai tṛ nhất định, không chỉ cho mục đích nấu nướng, quét dọn hoặc t́nh dục mà c̣n là gây dựng gia đ́nh và nuôi nấng con cái. Với mục đích như vậy, IS đă có các hành động đầy toan tính khi bắt giữ, đàn áp và cố nô dịch hóa phụ nữ.
Các phụ nữ Yazidi tại một trại tị nạn tại Sinjar, Iraq.
Trong các cuộc xung đột man rợ trước đây, phụ nữ bị coi là chiến lợi phẩm và cưỡng hiếp phụ nữ là một kiểu vũ khí chiến tranh. Đó là một cách để hạ nhục kẻ thù, là phần thưởng cho chiến binh và là chiến thuật để thay đổi chủng tộc.
Với IS, đó không chỉ đơn giản là lạm dụng rồi vứt bỏ nữ nạn nhân. IS bắt phụ nữ làm nô lệ, áp đặt họ trong cuộc sống thường nhật ở vùng lănh thổ chúng kiểm soát, đè nén họ bằng các cấm đoán ngột ngạt và lạm dụng họ đến mức nhiều người không chịu nổi phải tự tử. T́nh h́nh này phần nào gợi lại Afganistan dưới thời cai trị của Taliban, cũng là một tổ chức Hồi giáo cực đoan. Taliban đă cố kiểm soát và áp đặt những quy định khắc nghiệt cho phụ nữ.
IS ra sức biện minh rằng việc đối xử tàn tệ với phụ nữ là theo luật lệ Hồi giáo, kể cả việc bán các nữ tù nhân người Yazidi như nô lệ. Tạp chí trực tuyến của IS c̣n ra một tuyên bố bằng tiếng Arap rằng: “Chúng ta sẽ chiếm được thành Rome, đập gẫy thánh giá của các người và bắt phụ nữ các người làm nô lệ, đúng theo sự cho phép của đức Allah.”
Các nạn nhân không theo đạo Hồi như trường hợp người Yazidi là khốn khổ nhất. Tuy nhiên, chính phụ nữ Hồi giáo sống trong vùng phiến quân IS chiếm đóng cũng gặp thảm họa. Từ Mosul, thành phố hiện đại lớn thứ hai ở Iraq cho đến trước khi IS chiếm đươc năm 2014, phụ nữ đă chuyển ra thông điệp “chúng đă tước đi tất cả tự do của chúng tôi” và mô tả cuộc sống của họ là ngột ngạt đầy ắp nỗi sợ.
Sự tàn bạo của phiến quân Hồi giáo cực đoan ngày nay là kinh khủng nhất từ trước đến nay. Nếu có thể coi thái độ đó là một sự điên rồ th́ nó lại là một sự điên rồ có tính toán. Khi sự điên rồ này nhắm đến phụ nữ, sự tính toán chính là để kiểm soát họ, bắt họ theo một xă hội khắt khe không thể tưởng tượng, khiến nhiều phụ nữ không thiết sống trên đời nữa.
VietBF sưu tập