S-400 là tên lửa pḥng thủ tên lửa và pḥng không hiện đại nhất của Nga. Để giương oai với Mỹ, nước này tiếp tục tăng số tên lửa S-400 Triumf và hệ thống pḥng không Pantsir-S đến gần biên giới giáp NATO. Trong khi Mỹ dự tính đưa them xe tăng chiến đấu, xe chiến đấu bộ binh và các loại vũ khí nặng cùng 5.000 quân Mỹ đến nhiều nước vùng biển Baltic và Đông Âu, nhằm trấn an các đồng minh NATO vốn ngán ngại Nga. Đ̣n cân năo với cả đôi bên.
Tên lửa ICBM Yars RS-24
Trang tin Sputnik cho biết việc Nga giương oai với Mỹ: đại tá Oleg Kochetkov, người phát ngôn của quân khu phía tây Nga nói:Từ cuối năm nay, quân khu sẽ tăng số tên lửa pḥng không tầm xa S-400 Triumf hiện đại và hệ thống pḥng không Pantsir-S cho lực lượng pḥng không của quân khu.
S-400 là tên lửa pḥng thủ tên lửa và pḥng không hiện đại nhất của Nga, có thể triển khai số lượng lớn dọc biên giới Nga giáp NATO, có thể thách đố khả năng NATO chiếm ưu thế trên không trong trường hợp xảy ra đánh nhau giữa Nga với NATO.
Trang National Interest từng nêu: “S-400 có 3 kiểu tên lửa,mỗi kiểu nhằm tấn công mục tiêu trên không ở nhiều tầm khác nhau. Tầm xa nhất là 400 km, c̣n tầm ngắn hơn được bù đắp bằng cách tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhanh, cơ động.
S-400 cũng có thể tấn công tên lửa đạn đạo. Hệ thống cảm ứng của S-400 rất hiệu quả, nhất là khi Nga có thể lập vùng pḥng thủ S-400 ở gần các nơi diễn ra xung đột. Việc đặt S-400 ở căn cứ Kalingrad có thể gây nguy hiểm cho hoạt động trên không của NATO vào đến châu Âu.
Ít ra trong những ngày đầu cuộc chiến, S-400 có thể vô hiệu hóa không lực NATO, làm giảm khả năng của một trong những trụ cột chính trong cách đánh trận của phương Tây”.
Pantsir-S th́ nhằm chống lại các đe dọa tầm ngắn. Trang web quốc pḥng Global Security chuyên về công nghệ đă ghi nhận: Hệ thống Patsir-S kết hợp 2 khẩu pháo pḥng không 30mm và 12 tên lửa đất đối không, có thể cùng lúc đánh 2 mục tiêu khác nhau, từ máy bay đến tên lửa và bom có hướng dẫn.
Trang Sputnik không nêu có bao nhiêu S-400 hoặc Pantsir-S sẽ được triển khai thêm cho quân khu này, cũng không cho biết vị trí chính xác của chúng.
Động thái tăng cường khả năng pḥng thủ dọc biên giới này vào lúc phương Tây và Nga liên lục gia tăng những tuyên bố trả đũa.
Hồi đầu tháng này, báo New York Times đưa tin Mỹ sẽ triển khai vũ khí hạng nặng ở Đông Âu giáp giới Nga.
Tại cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc pḥng NATO giữa tuần qua, khối liên minh quân sự cũng quyết định tăng gấp 3 lần lực lượng phản ứng nhanh, lên 40.000 người, cũng như NATO xem xét lại học thuyết vũ khí hạt nhân của họ.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố cuối năm 2015, Nga sẽ trang bị thêm 40 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Ngày 26.6, hăng thông tấn TASS dẫn nguồn tin từ ngành công nghệ quốc pḥng: Nga đang làm việc trên một mẫu ICBM hạng nặng Sarmat. Việc sản xuất mẫu này từng được dự kiến là sẽ hoàn tất trong tháng 6.
Nguồn tin nêu hơn 60% Sarmat đă được sản xuất ở nhà máy tại Krasnoyarsk, trong khi các kỹ sư đang tiến hành sản xuất thử các thành phần phụ gồm động cơ. Vụ phóng thử Sarmat dự kiến bắt đầu từ năm 2016.
TASS dẫn nguồn tin: “Theo lịch chỉnh sửa,mẫu Sarmst sẽ sẵn sàng từ cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới. Lằn ranh đỏ không thể vượt qua là cuối tháng 10. Nhà máy đang làm việc, nay tùy thuộc các nhà thầu phụ có giao linh kiện đúng thời hạn hay không”.
Hồi tháng 2, Thứ trưởng Quốc pḥng Nga Yury Borisov từng nói Sarmat sẽ có nhiều chức năng, với đầu đạn nặng 10 tấn.
Một khi sản xuất xong Sarmat, nó sẽ thay thế tên lửa chiến lược R-36M2 Voyevoda.
Hiện quân đội Nga có khoảng 4.500 đầu đạn hạt nhân, gồm 1.800 đầu đạn chiến lược đặt trên tên lửa và tại các căn cứ máy bay ném bom, 700 đầu đạn chiến lược được trữ cùng 2.700 đầu đạn phi chiến lược.
VietBF © sưu tập