Việc đi tiểu trong hồ bơi sẽ gây ra tác hại xấu đến sức khỏe như tổn thương tế bào di truyền, gây bệnh suyễn, ung thư... Nhưng ngược lại việc đi tiêu dưới biển không chỉ vô hại mà nó còn tốt cho sinh vật biển. Vậy đâu là bằng chứng?
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận, việc đi tiểu ở biển không chỉ vô hại mà nó còn tốt cho sinh vật biển.
Theo các chuyên gia, thành phần nước tiểu phần lớn là nước. Nước tiểu của chúng ta trung bình gồm 95% nước, trong đó bao gồm cả ion natri và clorua.
Trong khi đó, nước biển chứa khoảng 96,5% nước và cũng có natri và clorua trong thành phần cấu tạo nhưng với nồng độ cao hơn.
Không những thế, cả nước tiểu và nước biển đều chứa kali, do đó, các nhà nghiên cứu nhận định nước tiểu sẽ không làm thay đổi đáng kể thành phần cấu tạo nước biển ở khu vực đó.
Một yếu tố khác được các chuyên gia đề cập đến là urê - thành phần chiếm 2,5% trong cấu tạo nước tiểu. Khi bạn ăn protein, cơ thể chúng ta sẽ phá vỡ chúng thành các axit amin.
Việc sản xuất urê diễn ra trong gan và dưới sự điều chỉnh của N-acetylglutamat. Số lượng đó cũng không mang hàm lượng quá nhiều.
Qua tính toán, các chuyên gia nhận định, nếu khối lượng nước của Đại Tây Dương là 350 tỷ tỷ lít nước, việc tất cả mọi người đi vệ sinh trong đại dương cũng mang hàm lượng urê nhỏ, có thể là 60 phần nghìn tỷ của urê trong nước.
Ngoài ra, urê chứa nhiều nito, kết hợp với nước để tạo ra amoni.
Amoni sẽ mang lại lợi ích cho các loài động vật sống dưới nước. Và bạn có biết, các loài động vật trong đại dương cũng tiểu tiện ngay ở nơi chúng sống. Một chú cá voi có thể "xả" ra biển 970 lít nước tiểu mỗi ngày.
Vì vậy, các chuyên gia nhận định, việc tiểu tiện ở biển không nguy hại đến sức khỏe bạn và môi trường xung quanh.
Tuy nhiên, việc bạn đi tiểu ở khu vực có rạn san hô hay đặc biệt là hồ bơi lại không đem đến lợi ích như thế. Ngoài ra, với lý do lịch sự và "tôn trọng người xung quanh" bạn cũng nên cân nhắc về việc đi tiểu dưới biển.
therealrtz © VietBF