G7 đang dồn ép Bắc Kinh, Malaysia cũng tố thẳng Trung Quốc xâm phạm lănh hải và phản đối tàu Trung Quốc với những hành vi xâm lược nước này ở phía bắc đảo Borneo, BBC đưa tin.
Một bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia Shahidan Kassim đă đăng h́nh tàu Trung Quốc trên trang Facebook của ḿnh.
Trong bản tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp thượng đỉnh tại Đức, kết thúc hôm 8/6/2015, các lănh đạo nhóm G 7 (Anh, Đức, Pháp, Ư, Mỹ, Canada, Nhật), tuyên bố mạnh mẽ chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, như việc "bồi đắp đảo với quy mô lớn", RFI đưa tin.
Tuy không nêu tên quốc gia nào, nhưng rơ ràng là tuyên bố của nhóm G7 muốn nói đến những hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền ở Biển Đông, những hành động khiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai thành viên của G7, ngày càng lo ngại.
Việc Bắc Kinh ráo riết xây trái phép các đảo nhân tạo ở Biển Đông và đưa đại pháo đến các đảo này khiến mọi người lo ngại nguy cơ quân sự hóa vùng này. Riêng Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc bồi đắp các đảo và đưa thêm vũ khí đến đây là nhằm thiết lập một vùng nhận dạng pḥng không trên vùng Biển Đông, cản trở quyền tự do lưu thông ở khu vực này.
Ngoài Biển Đông, các lănh đạo nhóm G7 cũng bày tỏ quan ngại về t́nh h́nh căng thẳng ở vùng biển Hoa Đông, nơi mà tàu của Trung Quốc thường xuyên xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lư, nhưng Bắc Kinh cũng đ̣i chủ quyền. Trung Quốc đă tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng pḥng không bên trên quần đảo này vào năm 2013. Tokyo đă cực lực phản đối hành động này.
Phản ứng lại việc thủ tướng Nhật đưa vấn đề Biển Đông vào chương tŕnh nghị sự thượng đỉnh G7, trong cuộc họp báo hôm 8/6, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố là "không một quốc gia nào khác có quyền can thiệp" vào khu vực Biển Đông.
Cũng liên quan đến Biển Đông, Malaysia cho biết sẽ phản đối qua đường ngoại giao việc một tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập khu vực đảo Borneo. Theo lời tư lệnh hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar nói với hăng tin AFP hôm 9/6/2015, từ cuối năm 2014 đến nay, tàu của Trung Quốc ngày nào cũng xâm nhập hải phận Malaysia và lần nào chính quyền Kuala Lumpur cũng phản đối.
Trong vụ việc mới nhất, chiếc tàu tuần duyên của Trung Quốc hiện vẫn c̣n ở trong hải phận Malaysia, thuộc vùng Biển Đông, cách không xa quần đảo Trường Sa. Tư lệnh hải quân Malasyia cho biết là lần này chính quyền Kuala Lumpur sẽ phản đối Bắc Kinh qua đường ngoại giao.