Lái xe không phải công việc quá nặng nề nhưng làm sao để giảm mệt mà vẫn lái xe. Những điều sau bạn nên lưu ý trước khi lái xe nhé. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
1. Chọn quần áo phù hợp
Để thoải mái nhất trong quá trình lái xe, bạn nên chọn một bộ trang phục gọn gàng và thoải mái. Cùng với đó là một đôi giày gọn, vừa chân, đế có độ dày vừa phải, và phù hợp để dùng bàn đạp.
2. Tư thế ngồi
Tiếp theo, trong quá trình lái xe, bạn hãy ngồi sao cho mông và lưng tạo thành một góc 90 độ sát vào ghế. Tư thế này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng đau lưng và có thể thoải mái di chuyển trên trong những chuyến đi dài.
3. Điều chỉnh ghế lái
a. Khoảng cách
Để có khoảng cách thoải mái với tay lái và bàn đạp. Hãy chỉnh ghế sao cho đầu gối của bạn hơi gập ở góc khoảng 120 độ. Không nên để quá gần hay quá xa, khi đó chân bạn khó dùng bàn đạp, tuần hoàn máu kém hơn và gây tổn thương cho chân khi không may xảy ra va chạm.
Khi có khoảng cách vừa phải, tiếp theo, bạn nên chỉnh lại chiều cao vô-lăng. Để khi cầm vô-lăng, khuỷu tay của bạn gập ở góc khoảng 120 độ, cùng với đó là giữ khoảng cách giữa tâm vô-lăng và xương ức khoảng 30cm.
b. Độ nghiêng
Lưng ghế song song với trục vô-lăng là phù hợp nhất khi bạn đắn đo chỉnh độ nghiêng sao cho phù hợp. Trong nhiều trường hợp khác nhau, độ nghiêng ghế khoảng từ 95-110 độ cũng giúp bạn thoải mái mỗi khi lái xe.
c. Độ cao
Điều này sẽ giúp bạn quan sát tốt cả phía trước và bảng điều khiển. Trong hầu hết các trường hợp, hãy để khoảng cách giữa đầu bạn và trần xe là chiều rộng của bàn tay. Nếu trường hợp trần xe cao, để tầm mắt vào trung tâm kính chắn gió và không bị vướng phải tấm che nắng là tuyệt vời nhất.
4. Cầm vô lăng đúng cách
Khi không phải di chuyển vào địa hình quá khó, bạn hãy để tay lái theo hướng 9 giờ 15 phút như trong hình. Cầm cách này giúp bạn tối ưu hóa kiểm soát, an toàn và khả năng đánh lái cũng như điều khiển các bộ phận khác.
Lưu ý, cầm quá chặt sẽ làm cho bạn không cảm nhận được sự phản hồi từ vô-lăng. Một tư thế cầm thoải mái sẽ giúp bạn không mỏi tay cũng như cảm nhận được rõ rệt hệ thống đánh lái làm việc và chất lượng mặt đường đang di chuyển.
5. Đeo dây an toàn đúng cách
Không những giúp bạn lái xe thoải mái hơn, đeo dây an toàn đúng cách còn giúp bạn tránh được những chấn thương đáng tiếc khi có va chạm xảy ra. Khi đó, điều chỉnh dây đai dưới sao cho nó nằm gọn ở vị trí bụng dưới và xương chậu, không đưa dây an toàn lên vị trí dạ dày. Còn dây đai trên, bạn hãy để nó ở giữa xương đòn và ngực.
Thế Anh (TTTĐ)