Theo tờ Straits-Times, Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra trong bối cảnh không gian an ninh châu Á đang có những diễn biến quan trọng. Đầu tiên là việc chính sách tái cân bằng hướng trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á – Thái B́nh Dương của Mỹ đang có những tiến triển đều đặn. Thứ 2 là việc Nhật Bản và Ấn Độ đang nổi lên là những đối trọng chiến lược trong an ninh châu Á và ngày càng thể hiện rơ mối quan tâm của ḿnh tới biển Đông. Yếu tố thứ 3 là việc hầu hết các nước châu Á đều đang gia tăng chi tiêu quân sự nhằm đối phó với các thách thức an ninh đang ngày càng gia tăng ở khu vực.
Diễn đàn do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức trong năm nay cũng đă thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ từ các nước châu Âu, thể hiện ở sự tham gia của các Bộ trưởng quốc pḥng Pháp, Tây Ban Nha và Đức. “Những chính sách chiến lược của các cường quốc lớn và tác động của những chính sách này tới các nước châu Á – Thái B́nh Dương khác gần như chắc chắn sẽ là chủ đề thảo luận chính tại Đối thoại Shangri-La 2015. Đây sẽ là vấn đề được bàn thảo nhiều tại các phiên họp toàn thể tập trung vào các chủ đề như chiến lược của các nước lớn, kiểm soát leo thang xung đột, giải quyết xung đột tích cực hơn, các h́nh thức hợp tác an ninh mới và xây dựng các quan hệ an ninh với các khu vực khác” – Tiến sỹ Tim Huxley, Giám đốc điều hành khu vực châu Á của IISS, cho biết.
Theo ông Huxley, các hành động đơn phương của Trung Quốc trên biển Đông và các bước đi của nước này để thực thi tuyên bố “đường 9 đoạn” trên biển Đông nhưng lại từ chối xác định tọa độ cụ thể của đường này đă dấy lên những lo ngại ở châu Á. Ông Huxley khẳng định vấn đề này sẽ được phản ánh tại Đối thoại Shangri-La. “Trong khuôn khổ Shangri-La sẽ lần đầu tiên có một phiên họp đặc biệt tập trung vào những quan ngại an ninh của các nước nhỏ” – ông Huxley cho biết.
Đối thoại Shangri-La năm nay diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc công bố Sách trắng Quốc pḥng cáo buộc các cường quốc can thiệp vào biển Đông. Trung Quốc năm nay cử Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân, dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự Diễn đàn. Straits-Times cho rằng, việc Bắc Kinh cử một quan chức hải quân và là quan chức có cấp bậc cao hơn trưởng đoàn dự Diễn đàn năm ngoái là một chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh nhận thức được rằng tranh chấp trên biển Đông sẽ là vấn đề nổi cộm, vấn đề trung tâm của diễn đàn an ninh châu Á năm nay.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết, tại Shangri-La 2015, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter sẽ đưa ra cam kết mạnh mẽ trong việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông. Straits-Times cho rằng, nhiều Bộ trưởng quốc pḥng của các nước tham dự Đối thoại Shangri-La năm nay là những người mới nhậm chức, như Mỹ, Nhật Bản và Indonesia. Điều này đưa đến khả năng cuộc họp sẽ đưa ra được nhiều ư tưởng mới trong bối cảnh căng thẳng đang ngày càng gia tăng ở biển Đông.
VietBF ©Sưu tập