R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Join Date: Apr 2012
Posts: 5,803
Thanks: 2,696
Thanked 8,649 Times in 2,842 Posts
Mentioned: 13 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 91 Post(s)
Rep Power: 26
|
Mỹ nợ tiền Trung Cộng, có sao không?
Sau vụ Mỹ và Trung Cộng đối đáp nhau ở Biển Đông, Bắc Kinh đă hùng dũng tuyên bố “Quân ta đă đuổi máy bay Mỹ” ra khỏi không phận. Ai cũng biết đây là ba hoa nói khoác. V́ sau khi bay qua trên không phận đảo Chữ Thập và đảo Gạc Ma của nước ta (đang bị quân Tàu chiếm đóng), xong việc rồi, thế nào các phi công Mỹ cũng đưa đoàn chuyên viên đi quay phim bay về nhà ăn cơm! Mục tiêu của chuyến bay là xác định nước Mỹ không công nhận nước Tàu là chủ nhân của các ḥn đảo chiếm đóng bất hợp pháp. Quân Tàu tám lần đ̣i Mỹ bay đi chỗ khác, phi công Mỹ được dịp xác định lại tám lần: Các ông không phải là chủ nhân, thế cũng đủ rồi. Chính phủ Tàu nói chỉ cốt cho dân Tàu nghe sướng tai, cả thế giới biết như vậy.
Nhưng lại có người Việt Nam muốn tuyên truyền thêm cho Trung Cộng. Một người viết điện thư cho báo Người Việt Online đưa ra con số chính phủ Mỹ nợ Trung Cộng hàng ngàn tỷ đô la, và “thay mặt Bắc Kinh” dọa rằng nếu Tàu không cho vay th́ Mỹ sẽ chết đói!
Người viết bức thư trên chắc không cố ư tiếp tục truyền thống nịnh nọt Tàu (theo lối “Trăng Trung Quốc tṛn hơn trăng nước Mỹ) từ năm 1950. V́ đường lối xu nịnh đó đă bị dân Việt Nam chửi từ mấy chục năm nay rồi. Chắc ai viết bức thư đó cũng không được Bắc Kinh trực tiếp trả công. Đảng Cộng Sản Việt Nam lo việc lương bổng và tính công điểm cho các “dư luận viên” mỗi ngày ghi sổ. Chủ ư của Đảng khi sai bồi bút viết bức thư trên là để dọa dân Việt Nam. Bằng cách gieo vào đầu óc mọi người một mối sợ hăi ngàn đời: Sợ Tàu. Đừng ai phản đối chủ trương lệ thuộc Tàu của đảng nữa v́ Tàu là chủ nợ, cả Mỹ cũng sợ! “Đây nhé, Mỹ vẫn phải vay nợ Tàu mới sống được! Đừng tính chuyện châu chấu đá xe nữa nhé!” Họ muốn làm nhụt ư chí của những người Việt chống xâm lược. Đảng Cộng Sản chỉ dọa nạt được những người không hiểu biết về kinh tế.
Sự thật về những món nợ khổng lồ của chính phủ Mỹ ra sao?
Trước hết, xin báo tin buồn cho các bồi bút nịnh Tàu biết: Chủ nợ lớn nhất của Mỹ không phải là Trung Quốc nữa, mà là Nhật Bản. Ngày 15 Tháng Tư năm 2015, Mỹ đang nợ Nhật $1.2244 ngàn tỉ (trillion) đô la, chỉ nợ Trung Cộng $1.2237 ngàn tỉ. Chênh lệch nhau chỉ có $700 triệu thôi, nhưng hiện giờ Nhật Bản mới là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ.
Các con số trên cũng không quan trọng, hai nước có thể thay đổi thứ hạng mỗi ngày. Trong năm 2014, Trung Quốc đă giảm bớt $49.2 tỉ đô la trong số Công trái Mỹ họ đang giữ; c̣n Nhật Bản đă tăng thêm 13.6 tỉ. Khác với hệ thống kinh tế chỉ huy ở Bắc Kinh, không riêng chính phủ Nhật cho Mỹ vay.
Nước Mỹ nợ các công ty và ngân hàng tư nhân sẵn tiền ở Nhật. Nhật tham dự vào mạng lưới tài chánh, thế giới từ nửa thế kỷ nay rồi, họ sử dụng mạng lưới đó nhiều hơn người Trung Hoa. Cho nên nói chung chắc nước Nhật cho Mỹ vay nhiều hơn chính phủ Tàu. Những con số trên cũng chưa nói hết sự thật, v́ c̣n những món hai nước này không trực tiếp cho Mỹ vay mà đi qua mạng lưới các tổ chức tài chánh quốc tế, con số không thể đếm chính xác được.
Chính phủ Mỹ mang hiện nợ hơn $12 ngàn tỉ đô la qua việc phát hành công trái. Người ngoại quốc là chủ nhân 34% số “giấy nợ” đó; riêng Tàu và Nhật mỗi nước nắm trong tay khoảng 10%. Đứng hàng thứ ba là nước Bỉ, cho Mỹ vay khoảng 400 tỷ, kế đến các ngân hàng tư ở quần đảo Caribeans, rồi tới Brazil đứng thứ năm. Nhưng các quốc gia này vẫn chưa phải là những chủ nợ nặng kư nhất. Công chúng Mỹ làm chủ 14% số công trái, ngân hàng trung ương (Quỹ Dự trữ Liên bang) hiện cho chính phủ Mỹ vay 2,500 tỉ, làm chủ 13%, tiền dư chưa dùng của các cơ quan chính quyền Mỹ chiếm 28%, c̣n lại là các chủ nợ linh tinh khác.
Người Việt Nam đời xưa coi việc đi vay nợ là bất đắc dĩ. Ở nước Mỹ, ai cũng biết người nợ nhiều nhất thường là người giầu nhất. Nếu không có khả năng kiếm ra tiền th́ khó đi vay. Những kẻ kiếm tiền khỏe nhất thường mượn vốn của người khác mà làm ăn. Nếu anh có 100 đồng để đầu tư mà sinh lời 10% th́ anh kiếm được 10 đồng mỗi năm. Nếu anh vay thêm được 100 đồng nữa với lăi suất 5% th́ số vốn sẽ lên 200 đồng. Dù mức lời chỉ c̣n 9%, sau một năm, với số vốn 200 đồng anh sinh lợi được 18 đồng, trả lăi rồi anh vẫn c̣n 13 đồng bỏ túi. Nếu c̣n có người cho vay tại sao không vay thêm? Đó là phép lạ của đ̣n bẩy vay nợ trong kinh tế thị trường.
Tại sao người ta cho chính phủ Mỹ vay nợ? V́ công trái do nước Mỹ phát hành được coi là món đầu tư an toàn nhất thế giới. Nhiều người quản lư hàng tỷ đô la do thân chủ đóng góp, nắm số tiền vốn đó trong tay với điều kiện chỉ được đầu tư vào những món nào an toàn mà thôi. Thí dụ, các hăng bảo hiểm, các quỹ hưu bổng, họ không được phép bỏ tiền vào những nơi nhiều rủi ro. Có những công ty hay ngân hàng đang dư tiền chưa biết dùng làm ǵ trong ba tháng, bảy tháng, chỗ này vài tỉ, chỗ kia mươi tỉ. Họ muốn đầu tư sinh lợi cho khỏi phí, với điều kiện là món đầu tư đó có thể đem ra bán bất cứ lúc nào trong thị trường cũng có người mua. Công trái Mỹ là thứ hàng rất dễ bán, trong tài chánh học gọi là có tính “lưu hoạt.” Hai đặc tính, không rủi ro và rất lưu hoạt khiến cho công trái của chính phủ Mỹ không bao giờ ế; nghĩa là họ lúc nào muốn vay tiền cũng vay được.
Chính phủ Bắc Kinh mua công trái Mỹ không phải v́ thương yêu dân Mỹ. Lư do chính là họ có đô la chất đầy nhà. Những món đô la đó không phải tự trên trời rớt xuống, mà do tiền thu vào khi xuất cảng hàng hóa. Đô la kiếm được là nhờ công nhân Trung Quốc đổ mồ hôi làm việc; nhưng dân không được hưởng bao nhiêu, hầu hết bị “lănh đạo” ở Bắc Kinh cất giữ.
Những món đô la nhờ bán hàng cũng không chỉ thu về nhờ bán hàng cho dân Mỹ được xài đồ rẻ. V́ hầu hết các nước khác, khi mua bán với nhau cũng thanh toán bằng đô la Mỹ, dù họ ở Phi Châu, Á Châu hay Châu Mỹ La Tinh. Bắc Kinh muốn t́m một nơi an toàn nhờ người giữ hộ số đô la đó, th́ họ mua công trái Mỹ, dù mức lời thường chỉ một hai phần trăm mỗi năm. Nếu các quỹ hưu bổng của Singapore hay các công ty bảo hiểm của Nhật Bản biết mua công trái Mỹ là an toàn th́ các ông Đặng Tiểu B́nh, Hồ Cẩm Đào hay Tập Cận B́nh cũng không ngu dại ǵ mà không làm theo.
Trung Cộng c̣n có thêm một số đô la dư không dùng nữa là do chính sách giữ hối suất đồng nhân dân tệ rất thấp, để giá hàng xuất cảng cũng thấp. Làm cách nào gh́m giá đồng nguyên của họ xuống trên thị trường? Mỗi khi thấy đồng nguyên tăng giá, họ in tiền, đem tiền đi mua đô la Mỹ. Mua thêm đô la, lại phải đem chúng đi đầu tư.
Tại sao họ không gh́m hối suất đồng nguyên bằng cách mua đồng euro, đồng yen Nhật Bản hay tiền Thụy Sĩ; rồi đem cho các nước đó vay nợ? Bởi v́ ngoảnh đi ngoảnh lại, vẫn thấy thị trường công trái Mỹ rộng lớn nhất, ít rủi ro mà lại lưu hoạt, dễ bán lại nhất. Nếu Bắc Kinh đem tiền gửi vào ngân hàng Anh Quốc, ngân hàng Bỉ hay ngân hàng Thụy Sĩ, những nước này cuối cùng cũng lại đem phần lớn số tiền đó đi mua công trái Mỹ.
Đầu năm 2014, lo mức hàng xuất cảng không lên, các xí nghiệp đ́nh đốn, công nhân thất nghiệp, Bắc Kinh đă cố gắng gh́m hối suất đồng nguyên, bỏ tiền ra mua rất nhiều đô la. Họ lại dư đô la, thế là trong năm tháng đầu đă mua thêm hơn $107 tỉ công trái Mỹ. Món hàng nào mà nhiều người muốn mua th́ càng được giá. Nhờ thế, chính phủ Mỹ bán được công trái với giá cao hơn, tiền lăi thực thụ họ phải trả đă tụt từ 3% vào cuối năm 2013, xuống chỉ c̣n 2.54%.
Chính phủ Mỹ luôn luôn tạo áp lực yêu cầu Bắc Kinh phải cho đồng nguyên lên giá tự nhiên. Mỗi lần Bắc Kinh làm theo ư Mỹ, họ bớt đem nhân dân tệ đi mua đô la, lúc đó số tiền hoa mua công trái Mỹ cũng giảm; giá xuống thấp, lăi suất Mỹ phải trả cũng tăng. Chính quyền Mỹ họ vẫn tiếp tục làm áp lực, v́ mất chỗ này lại được hưởng chỗ khác.
Mỗi lần Bắc Kinh giảm bớt số công trái họ đang mua, chính phủ Mỹ phải trả lăi suất cao hơn; nhưng hàng hóa Mỹ lại dễ bán sang Tàu hơn, các xí nghiệp Mỹ có lời sẽ đóng thêm thuế cho Chú Sam.
Nhưng liệu Mỹ có lo Trung Cộng “chơi đ̣n tài chánh,” đem hàng ngàn tỉ đô la công trái Mỹ đi bán hay không? Trong thị trường, con số đó lớn thật nhưng không đủ để gây chấn động. Hơn nữa, Trung Cộng khó thi thố được thủ đoạn này, v́ chính họ sẽ bị thiệt hại trước hết. Khi họ đem bán công trái Mỹ, đến một mức nào đó nếu giá công trái Mỹ bị giảm giá 3% th́ chính họ bị mất 3% số tiền trị giá của các công trái mà họ c̣n đang giữ. Nếu số công trái họ đem bán lên cao nữa, gây khủng hoảng tài chánh cho kinh tế thế giới, th́ họ c̣n bán được hàng hóa rẻ tiền cho ai? Làm sao đối phó với hàng trăm triệu công nhân thất nghiệp?
Khi đă hiểu rơ lư do tại sao Trung Cộng cứ phải đi mua công trái Mỹ, tức là cho chính phủ Mỹ vay nợ hoài hoài, th́ chúng ta thấy những luận điệu nói Mỹ lệ thuộc tiền Tàu cho vay là rất ngu, không biết ǵ về thị trường tài chánh quốc tế. Luận điệu đó chỉ cốt hù họa, làm cho dân Việt Nam sợ Tàu hơn mà thôi.
|