Ai cũng biết cá là thực phẩm đem lại lợi ích cho sức khỏe như tốt cho tim mạch, cần thiết cho xương chắc khỏe, bổ não,... Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn cá, bạn có thể gặp phải những nguy hiểm cho sức khỏe.
Không nên ăn cá sống: Năm 2004, Hiệp hội Lương thực và Quản lý thuốc Hoa Kỳ đã đưa ra một tư vấn chung về thủy ngân trong cá.
Theo đó, họ xác định 4 loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà trẻ nhỏ và phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tránh dùng đó là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Một số chuyên gia và tổ chức xã hội khác muốn mở rộng thêm danh sách này. Theo họ, trẻ em từ 2 đến 6 tuổi không được ăn cá hay hải sản tươi sống, tái, chưa chín kỹ vì bé dễ mắc bệnh giun sán.
Với các loại cá biển, khi cho bé ăn bạn cũng cần lưu ý: Khi ăn hải sản xong mà ăn liền các loại trái cây như là nho, lựu, hồng... thì dễ xuất hiện các triệu chứng như là nôn ọe, chướng bụng, đau bụng, đi tiêu chảy..
Nhiều người lớn cũng có sở thích ăn cá sống, họ cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt và cho rằng cá sống là bổ dưỡng nhất. Nhưng trong thực tế đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Cá sống thường chứa các kí sinh trùng và nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đi.
Nếu ăn cá sống, các kí sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Không ăn mật cá: Mật cá thường được dùng là: cá trắm cỏ, cá ét mọi, cá mè hôi và cá hố. Tuy nhiên, sau khi nuốt mật cá từ vài phút đến vài giờ, đa số phải vào bệnh viện cấp cứu.
Nặng nhất là suy thận cấp ở đa số bệnh nhân, đều vô niệu (không có nước tiểu) hay thiểu niệu (nước tiểu ít hơn 50 ml/24 giờ), phải chạy thận nhân tạo cấp cứu, có một bệnh nhân tử vong.
Còn lại, chức năng thận phục hồi sau vài ngày đến vài tuần trên tất cả các bệnh nhân.
Kết quả sinh thiết cho thấy có hoại tử ống thận cấp, cầu thận và mạch máu bình thường. Một số khác bị phù ngoại biên, phù phổi hoặc phù toàn thân.
Mật cả hai loại cá trắm đen và trắng đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm, có thể gây chết người.
Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.
Không ăn cá khi đói: Ăn cá khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric mà axit này có thể gây ra các tổn thương ở mô.
Mà sự tổn thương mô lại chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, bạn không nên ăn cá lúc đang đói.
Theo B.T - Lao Động