Nga và Trung Quốc đang cố gắng thiết lập các quy tắc để đưa đồng tiền của ḿnh vào các giao dịch quốc tế, một biện pháp nhằm giảm ảnh hưởng của đồng USD khi mối quan hệ giữa Moscow và Washington trở nên tồi tệ v́ các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với Nga sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Từ tháng 10 năm ngoái, Nga và Trung Quốc đă kư hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương. Đây là một bước phát triển trong chính sách cải cách và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nga sau những dấu hiệu suy thoái, đồng thời là một trong những yếu tố chính mà Moscow dùng để chống lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Ông Jon Hellevig, một chuyên gia kinh tế chính trị Phần Lan đánh giá: “Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Nga đă giáng một đ̣n mạnh vào sự thống trị của đồng USD đối với nền kinh tế toàn cầu, điều này sẽ khiến hai nước dần loại bỏ sự ảnh hưởng của đồng USD trong quá tŕnh phát triển của cả Trung Quốc lẫn Nga”.
Đồng nhân dân tệ "trỗi dậy"?
Cùng với việc xích lại gần Nga, Trung Quốc cũng kư thoả thuận hoán đổi tiền tệ với ngân hàng nhiều nước khác trên thế giới, đồng thời vận động thành lập các trung tâm thanh toán bù trừ bằng nhân dân tệ trên khắp thế giới.
Hiện tại, toàn thế giới có 5 trung tâm tài chính quốc tế có các ngân hàng thanh toán bù trừ thực hiện các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ, gồm Hong Kong, Macau, vùng lănh thổ Đài Loan, Singapore và London. Đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm quốc tế hoá đồng nhân dân tệ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đă kư thỏa thuận với Nga về Quỹ Con đường Tơ lụa. Trước đó, nhóm BRICS tập hợp các nền kinh tế mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) thông báo thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) với số vốn dự kiến 100 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc đă thể hiện sự vượt trội khi chiếm 50% số vốn đóng góp.
Giới phân tích cho rằng, các động thái trên nhằm nâng sự ảnh hưởng cũng như nuôi tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ với các hoạt động kinh tế, thương mại của thế giới.
Cucaisaigon