Các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên biển Đông là vấn đề vô cùng đáng quan ngại không chỉ vì lý do chính trị. Tác động của việc chuyển những đảo san hô lớn trong hệ sinh thái biển ở khu vực hiện đã vượt xa khu vực khu vực những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang chiếm đóng, lan tận tới các nước ven biển.
Khu vực quần đảo Trường Sa từ lâu đã được biết đến là một kho tàng tài nguyên sinh học, là nơi lưu trữ một phần của hệ sinh thái rạn san hô năng suất cao nhất của Đông Nam Á. Cùng với quá trình rong ruổi theo những sinh vật phù du và các sinh vật trôi nổi trên mặt nước khác, những loài cá liên tục di chuyển tới và đi giữa các rạn san hô và những khu vực ven biển, từ đó bồi đắp để những bãi san hô ngày càng lớn dần.
Tiến sỹ Edgardo Gomez thuộc Viện nghiên cứu khoa học hàng hải Philippines cho biết, việc hủy hoại 311 ha san hô sẽ gây thiệt hại hàng năm ít nhất 110 triệu USD và chắc chắn cũng sẽ làm giảm đáng kể số lượng hải sản đánh bắt được của các ngư dân trên biển trong các thập kỷ sau đó.
Ông chỉ ra rằng, tác động sinh thái của hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên biển Đông không chỉ thể hiện ở mặt đất nơi những hòn đảo mới được xây lên tọa lạc. Theo đó, ngoài việc thay thế những rạn san hô trước đây bằng những ụ cát và xi măng không có sự sống, quá trình xây dựng mỗi đảo kéo dài trong nhiều tháng cũng bóp nghẹt các khu vực xung quanh bằng lớp trầm tích và chất đục do quá trình thải một khối lượng lớn các vật liệu xuống đáy biển gây ra. Bên cạnh đó, để lấp các rạn san hô, người ta sẽ phải vét cát từ các khu vực xung quanh, gây xáo trộn tới các cộng đồng sinh vật biển ở xung quanh đảo mới và các nơi khác. Ngoài ra, các đảo san hô tự nhiên sẽ bị nạo vét và trở thành các cảng biển nhân tạo cho tàu thuyền đỗ lại, gây nguy cơ ô nhiễm cho những rạn san hô còn lại.
VietBF ©Sưu tập