VBF-Một thực trạng khá là buồn cười ở Vn đó là chất lượng sống thì tăng cao nhưng người bệnh thì đáng phải giảm thì cũng tăng lên rõ rệt khiến ai cũng vô cùng hoang mang. Vậy đâu mới chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng người mắc bệnh tăng lên rõ rệt đến vậy.Mỗi năm, Việt Nam phát hiện mới hơn 150 nghìn người bị ung thư, con số này còn tăng qua từng năm. Vậy tại sao chất lượng cuộc sống người Việt đang cải thiện mà số lượng người ung thư lại tăng?Thống kê đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 250 nghìn người đang sống chung với bệnh ung thư. Không chỉ vậy, mỗi năm, số người mới mắc ung thư trong cả nước được ghi nhận là 150 nghìn người và có tới 50% trong số này tử vong. So hơn 10 năm trước đây, số người mắc mới căn bệnh nan y này tăng rất nhanh, chỉ tính riêng nam giới tỷ lệ mới mắc ung thư hiện nay ước tính 181,3/100 nghìn người, cao hơn nhiều so năm 2000 là 141,6/100 nghìn người.
Bệnh ung thư ở nước ta tăng chóng mặt do lối sống thiếu khoa học
Trước thực trạng số bệnh nhân ung thư tăng cao, PGS, TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K, Viện trưởng Nghiên cứu phòng, chống ung thư cho biết, căn bệnh nguy hiểm này tiếp tục gia tăng số người mắc và xu hướng trẻ hóa.
Theo ông Thuấn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh ung thư gia tăng, trong đó có đến 80% do lối sống tác động. Những người hút thuốc lá nhiều, thừa cân, ít vận động, ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ăn nhiều thức ăn có chất bảo quản sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn.
Chỉ riêng khói thuốc đã chiếm đến 30% trong tổng số các nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như làm việc trong môi trường độc hại, tuổi thọ tăng cao. Hơn nữa, do người dân ngày càng có cảnh giác với bệnh ung thư nên đi khám nhiều hơn, máy móc hiện đại hơn nên tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Bác sĩ Trần Xuân Bách (Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư) cho biết, hiện nay, số người mắc bệnh ung thư khoang miệng đang gia tăng. Chưa có các nghiên cứu về nguyên nhân trực tiếp nhưng việc nghiện thuốc lá, lạm dụng bia rượu là yếu tố có liên quan đến bệnh. Ngoài ra, còn các nguyên nhân khác như ăn trầu, ăn nhiều cà, dưa muối, cá muối hoặc quan hệ tình dục đường miệng…
Thay đổi thói quen sống, chống ung thư
Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ: Do chất lượng cuộc sống còn thấp, phúc lợi xã hội của người Việt cũng không cao nên hầu hết người dân Việt chưa có thói quen kiểm tra tầm soát sức khỏe thường xuyên. Chỉ đến khi những dấu hiệu bệnh đã rõ ràng, chúng ta mới đến bệnh viện lo chữa chạy chứ không còn là ngăn ngừa bệnh nữa. Và khi đó thì bệnh đã đến giai đoạn 3, 4 hoặc giai đoạn cuối khiến khả năng chữa khỏi rất thấp.
Như vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Một năm nên kiểm tra tổng quát ít nhất 1 lần để phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư.
Tăng cường vận động: Người Việt lười vận động, đặc biệt là người trẻ. Lấy lý do vì công việc, học tập khiến chúng ta vùi đầu vào máy tính sách vở, ngồi thường xuyên trên ghế văn phòng, ít khi vận động.
Vận động giúp cho chúng ta linh hoạt, máu huyết lưu thông, cơ bắp mạnh mẽ. Hãy nhìn một anh tập luyện thể hình với một người chả làm gì, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt. Hoặc nhìn một người tập yoga với cơ thể thon gọn, linh hoạt, dẻo dai với một người suốt ngày ăn ngủ béo phì. Vận động không đưa nguy cơ mắc ung thư về con số không nhưng nó giúp chúng sống mạnh khỏe và đẩy lùi kha khá bệnh.
Chế độ ăn lành mạnh: Thực đơn truyền thống của người Việt dựa trên mô thức Cơm – Rau – Cá rất lành mạnh cho sức khỏe. Nhưng cuộc sống hiện đại cùng với sự hội nhập toàn cầu, càng ngày chúng ta càng ưu thích thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, đồ ăn nhanh, nước ngọt… Trong những đồ ăn khoái khẩu này lại chứa nhiều chất phụ gia, chất béo, chất gây ung thư…
Thay vì ăn đồ ăn nhanh, bạn nên cân nhắc cho thực đơn hàng ngày của mình hơn, bổ sung thêm sữa, rau xanh, cá. Bên cạnh đó, duy trì thể trọng hợp lý cũng là các nâng niu sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình.
Bảo vệ môi trường sống ít ô nhiễm: Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm đi nhiều, đặc biệt là các đô thị lớn ô nhiễm càng nặng. Do khói bụi công nghiệp, xe cộ, lượng rác thải đổ ra môi trường tự nhiên ngày càng tăng.
Vậy có ý thức bảo vệ môi trường sống chung cũng như xây dựng môi trường sống sạch trong ngôi nhà của bạn bằng cách trồng nhiều cây xanh, dùng nước sạch, giữ không khí thông thoáng, nhiều ánh sáng là cách bạn giữ cho sức khỏe mình ít bị nhiễm bệnh nhất.
Từ bỏ những thói quen xấu: Ai cũng biết hút thuốc lá, rượu bia, ăn đồ ngọt… là những thói quen có hại. Nhưng cái hại ấy nó đến từ từ hoặt bất thình lình một lúc nào đó khiến chúng ta coi nhẹ. Sức khỏe là điều thiết yếu với cuộc sống, nên chăm sóc mình bằng cách từ bỏ những thói quen mà bạn biết chắc là có hại chứ đừng để đến khi các loại bệnh nan y như ung thư phổi, ung thư gan tới thăm rồi mới tá hỏa chữa cháy.
Mặc dù không phải bệnh truyền nhiễm nhưng ung thư đang là căn bệnh rất nguy hiểm và số người mắc và tử vong ở mức cao. Tuy nhiên, đáng buồn là số người hiểu biết về căn bệnh nan y này lại rất hạn chế. PGS, TS Trần Văn Thuấn chia sẻ, phần lớn bệnh nhân bị ung thư khi đến khám đều đã ở giai đoạn muộn, thậm chí có đến 70% số bệnh nhân ung thư đến khám khi đã ở giai đoạn 3 – 4, là giai đoạn cuối của bệnh, khiến việc chữa trị rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do không ít người vẫn có suy nghĩ ung thư là bệnh không thể chữa khỏi nên giấu bệnh, hoặc chạy chữa bằng các phương pháp phản khoa học khi sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Để phòng ngừa ung thư, phòng tránh nguy cơ tử vong, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, hiện nay với sự phát triển của khoa học y tế, nếu bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm thì khả năng điều trị thành công và kéo dài cuộc sống rất cao. Bên cạnh đó, mỗi người cần thực hiện lối sống điều độ, lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và thường xuyên vận động, luyện tập thể dục - thể thao.
tm
|
|