Đây là những điều cấm kỵ chung mọi người cần phải biết nếu nhà lỡ không may có người ra đi vĩnh viễn. Tất nhiên là tùy theo phong tục, mỗi vùng đất có thể có có những tập tục, tục lệ riêng về ngày tang gia. Tuy nhiên đây là những điều chung cần tránh mà chúng ta nên ghi nhớ!
1. Kỵ lúc ra đi không có người thân bên cạnh
Thời xưa con người rất xem trọng việc nối dơi tông đường, cho rằng lúc người già ra đi, nhất định phải có con cháu bầu bạn để lúc rời đi khỏi thế gian có người tiễn đưa, không cảm thấy cô độc, ở dưới âm phủ cũng không phải nhớ nhung, linh hồn cũng dễ yên nghỉ.
2. Kỵ để người đă khuất ở trần
Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để cởi trần ra đi.
Người phương Đông chúng ta rất kỹ tính trong những nghi thức khâm liệm. Trước khi trút bỏ hơi thở cuối cùng phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để cởi trần ra đi. Hoặc cũng có thể sau khi người đă khuất ra đi, gia đ́nh người thân sẽ dùng nước sạch thay rửa cơ thể và thay quần áo mới cho người quá cố. Thường th́, người già đến một số tuổi nhất định sẽ dặn ḍ con cháu chuẩn bị sẵn áo liệm trước để các cụ yên tâm.
Thường th́ áo liệm thường được sắm 3 cái, 5 cái, 7 cái, kỵ dùng số chẵn v́ theo quan niệm, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đ́nh một lần nữa. Áo liệm được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh với mong muốn ban phúc cho con cháu. Áo liệm cũng không được làm từ da và lông do quan niệm rằng, nếu để người đă khuất mặc áo liệm bằng da và lông th́ kiếp sau sẽ đầu thai thành động vật.
3. Những cấm kỵ khi nhập liệm
- Khi nhập liệm kỵ nước mắt bắn vào thi thể. Khi nhập liệm, những người thân cần phải tạm thời ḱm nén đau thương, ḱm nén ḍng nước mắt để tránh nước mắt rơi vào thi thể. Chính v́ thế mà ở một số gia đ́nh, người thân không để vợ/ chồng/ con cái của người đă khuất nhập liệm v́ người thân cận dễ rơi nước mắt làm bắn vào thi thể.
- Trước khi nhập liệm kỵ mèo, chó đến gần thi thể, bởi v́ có ư kiến cho rằng chúng sẽ kiến cho người chết đột nhiên bật dậy hoặc biến thành cương thi.
- Quan tài kỵ dùng gỗ cây liễu. Chất liệu tốt nhất để làm quân tài là gỗ cây tùng hoặc cây bách. Cây liễu do không ra hạt nên sợ đời sau không có người nối dơi.
4. Cấm kỵ khi báo tang
Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời.
Khi lo việc ma chay, phải treo mảnh vải trắng, tờ giấy trắng ở bên ngoài cổng để người ngoài biết trong nhà có người qua đời, đồng thời báo tang cho bạn bè, thân thích xa gần, báo tin cho những người ở nước ngoài hoặc ở xa xôi, gọi con cái về chịu tang. Trong đó, báo tang cho thông gia cần phải thận trọng. Cha mẹ mất, sau khi xác định ngày làm đám tang, con trai phải đến nhà thông gia báo tang. Khi báo tang, trước khi vào nhà cần quỳ ở ngoài hành lễ, báo cáo với thông gia tin cha mẹ mất cùng ngày tháng tổ chức tang lễ. Tuy nhiên, những tập tục này ngày nay đă dần phai một đi nhiều v́ tính rắc rối và không cần thiết của nó.
5. Chọn ngày tổ chức tang lễ và vị trí chôn cất
Người xưa cho rằng sau khi chết, linh hồn c̣n chưa lập tức đi xa. Do vậy ngay từ ngày xưa, nhiều người đă rất cầu kỳ trong việc lựa chọn ngày tháng tổ chức tang lễ, để tránh những điều không may sẽ xảy ra. Vị trí của mộ tốt hay xấu cũng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến bần hàn phú quư của con cháu đời sau.
- Không được chôn cất ở nơi có tảng đá lớn .
- Không chôn cất ở nơi có băi cát và nước chảy xiết.
- Không chôn cất ở kênh rạch và nơi hoang vắng.
- Không chôn trên đỉnh núi cô độc.
- Không chôn xung quanh đền, chùa, miếu.
- Không chôn gần nhà tù.
- Không chôn nơi đồi núi hỗn loạn.
- Không chôn nơi phong cảnh u sầu.
- Không chôn nơi ẩm ướt hoặc địa h́nh không ổn định.
Tuy nhiên, hiện tại do điều khiện đất đai địa h́nh ở nhiều vùng, địa phương không thuận lợi nên nhiều quy tắc, cấm kỵ cũng không c̣n được tuân thủ triệt để. Thêm nữa, ngày nay, có rất nhiều gia đ́nh đă đồng ư thiêu xác người đă khuất rồi mới đưa về nhà chôn cất để không phải trải qua nghi thức "sang nhà, sang cát" cho người đă khuất, tránh thêm một lần đau thương nữa.
6. Cấm kỵ sau khi hạ huyệt
Sau khi hạ huyệt người đă khuất, người đưa tang cần đi quanh mộ ba ṿng, trên đường về kỵ quay đầu nh́n lại, để tránh linh hồn người đă khuất theo người sống về nhà.
7. Trong thời gian chịu tang, con cái không được mặc đồ ḷe loẹt
Sau khi cha mẹ qua đời, con cái cần phải chịu tang. Thời xưa phải chịu tang 3 năm, bây giờ tuy đă rút ngắn lại, nhưng trong thời gian này vẫn nên chú ư, không được mặc quần áo ḷe loẹt, trang điểm đậm, uống rượu hát ḥ.
8. Trong thời gian để tang, tránh đi thăm bạn bè, họ hàng
Trong thời gian con cái đang để tang, không nên đi thăm bạn bè và họ hàng, không tụ tập, không chúc Tết, đặc biệt là không đến chúc Tết những gia đ́nh có người bị bệnh để tránh đem điều không may đến.
9. Kiêng động cuốc, động thuổng vào mộ trong ṿng cư tang
Sau khi người chết mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi, kiêng không đắp mộ trong ṿng tang. Tục lệ này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời gian áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến mộ thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc thuổng vào mộ.
10. Kiêng bật loa, ḥ hét giải trí khi gặp tang lễ
Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ồn ă. Trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới th́ nhà có đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan thái quá với việc “hỷ” nhà ḿnh mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.
11. Người cao tuổi, phụ nữ có thai và người bị chó dại cắn kiêng dự tang lễ
Người mới mất luôn lạnh hơn so với nhiệt của người b́nh thường cũng như môi trường xung quanh. V́ vậy, người ta thường kiêng không cho các bậc cao lăo, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm niệm, an táng và cải táng v́ sợ sẽ bị nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.
Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đ́nh có tang, người ta thường đặt ở cửa ra vào một ḷ than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí.
Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang v́ khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.
12. Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu
Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí c̣n phải cố t́nh khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đă khuất.
13. Kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần
Trước khi hạ huyệt, người ta phải làm lễ cúng thổ thần để xin phép được an táng người chết tại đây. Lễ cúng thổ thần gồm có trầu, rượu, vàng hương và đĩa xôi, thủ lợn, hay gị, gà… Tất cả được bày theo một án đặt theo chiều hướng thuận lợi.
Cúng thổ thần xong, đợi giờ Hoàng đạo th́ linh cữu mới được hạ huyệt. Để thêm phần long trọng, người đại diện tang lễ c̣n làm lễ, đọc văn tế…
14. Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ
Thời xưa, khi cha mẹ mất, con cái thường phải để tang ba năm. Trong thời gian đó, người ta kiêng không được lấy vợ, lấy chồng v́ nếu không sẽ bị làng xă khinh rẻ v́ tội bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên.
Ngày nay, việc kiêng cữ không c̣n kỹ lưỡng như trước nhưng nhiều gia đ́nh vẫn thường kiêng cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa làm giỗ đầu cho người quá cố.
15. Kiêng để ánh sáng mặt trời soi trực tiếp khi cải táng
Việc cải táng (bốc mộ) luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời v́ có nhiều trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn c̣n nguyên vẹn, nếu để ánh sáng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay và teo lại. Nếu gặp trường hợp như vậy phải lấp đất vào ngay, vài năm sau mới được cải táng.
Anh Thơ/Theo Khỏe & Đẹp