Nga luôn là người hám Mỹ, lúc nào cũng nhăm nhe xem Mỹ có gì để có theo hoặc có hơn. Tuy nhiên , suýt nữa thì Nga cũng sở hữu phi cơ cảnh báo sớm ngang Mỹ. Cùng vietbf.com khám phá nhé.
Kế hoạch đầy tham vọng
Hải quân Liên Xô vốn được xem là lực lượng số 2 thế giới. Tuy nhiên, so với Hải quân Mỹ họ vẫn còn thua kém nhiều, đặc biệt là lĩnh vực tàu sân bay. Cuối những năm 1970, Liên Xô đã thông qua kế hoạch đóng siêu tàu sân bay năng lượng hạt nhân để cạnh tranh với Mỹ.
Tàu sân bay Dự án 1143.7 Ulyanovsk được phê duyệt vào cuối năm 1970 với kỳ vọng sẽ loại bỏ sự thống trị của tàu sân bay Mỹ trên các đại dương.
Hàng không mẫu hạm mới có lượng giãn nước khoảng 75.000 tấn, mang theo 70 máy bay các loại. Boong tàu có 2 máy phóng hơi nước để phóng máy bay cánh cố định hạng nặng. Mũi tàu vẫn sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu cho tiêm kích cất cánh.
Bản đồ họa siêu tàu sân bay Ulyanovsk với các máy bay cảnh báo sớm Yak-44E.
Bản vẽ siêu tàu sân bay Ulyanovsk với máy bay cảnh báo sớm Yak-44E.
Một loạt các chương trình phát triển và cải tiến máy bay chiến đấu trên hạm đã được lên kế hoạch nhằm phục vụ cho dự án đầy tham vọng này. Trong các loại phi cơ mới, đáng chú ý nhất là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44E AEW&C.
Số phận hẩm hiu
Yak-44E được phát triển bởi phòng thiết kế Yakovlev, nó có thiết kế khí động học và tính năng tương tự như E-2C Hawkeye của Mỹ. Máy bay sử dụng 2 động cơ cánh quạt D-27 với 2 tầng cánh quay ngược chiều nhau để tăng lực đẩy.
Động cơ D-27 có công suất 13.880 mã lực/chiếc, mức độ tiêu hao nhiên liệu khoảng 0,17 kg/mã lực. D-27 có hệ thống điều khiển hiện đại, giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn. Quá trình phát triển và thử nghiệm động cơ mới hoàn thành vào năm 1988.
Bản thiết kế sơ bộ của Yak-44E hoàn thành vào năm 1991, cánh máy bay được thiết kế với khả năng gập lại để phù hợp với nhà chứa trên tàu sân bay. Một radar có chiều dài khoảng 7,3 mét bố trí phía trên lưng, gần đuôi máy bay.
Theo thiết kế, Yak-44E có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 250 km, phát hiện tên lửa hành trình chống hạm AGM-84 Harpoon từ xa 165 km, phát hiện tên lửa hành trình AGM-86 ở khoảng cách 220 km.
Máy bay cảnh báo sớm trên hạm ngang cơ với Mỹ đã bị khai tử sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Radar có khả năng kiểm soát đồng thời 150 mục tiêu, chiều cao khu vực phủ sóng từ 5 - 30.000 mét, tốc độ tối đa của mục tiêu 3.500 km/h. Yak-44E được điều khiển bởi phi hành đoàn 5 người, máy bay đạt tốc độ tối đa 740 km/h, tốc độ hành trình 700 km/h, tầm hoạt động 4.000 km.
Yak-44E được thiết kế để cất cánh từ tàu sân bay với sự hỗ trợ của máy phóng hơi nước, nó đã hoàn thành quá trình thử nghiệm trong hầm gió vào năm 1991.
Khi Yak-44E gần như đã sẵn sàng để tiến hành các thử nghiệm hoạt động tiếp theo thì Liên Xô sụp đổ. Dự án 1143.7 Ulyanovsk bị đình chỉ do thiếu kinh phí. Siêu tàu sân bay mơ ước của Hải quân Liên Xô bị khai tử khi mới hoàn thành 20% khối lượng công việc.
Chương trình phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không đầy tham vọng của Hải quân Liên Xô cũng bị khai tử theo. Tàu sân bay Kuznetsov hoàn toàn không phù hợp để Yak-44E có thể hoạt động.
Ngày nay, Hải quân Nga chỉ có duy nhất tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, hàng không mẫu hạm này không thể triển khai hoạt động máy bay cảnh báo sớm cánh cố định. Điều đó khiến năng lực cảnh báo sớm trên hạm của Nga kém xa so với Mỹ.
Siêu tàu sân bay cùng phi đội cảnh báo sớm trên không hải quân hùng hậu vẫn là giấc mơ dang dở của người Nga.
Theo Business Insider, gần đây Hải quân Nga đã lên kế hoạch đóng siêu tàu sân bay có thể mang theo 100 máy bay. Phải chăng đây là một dấu hiệu cho sự hồi sinh dự án máy bay cảnh báo sớm trên hạm Yak-44E?