Ngân sách tập trung quá nhiều cho quân sự, chiến lược bành trướng kiểu nước lớn làm ảnh hưởng không ít đến vấn đề tăng trưởng kinh tế mà Bắc Kinh đang phải vật lộn. Tổng cục Thống kê Trung Quốc hôm 15-4 cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng trưởng 7% trong quư I/2015, giảm 0,3% so với quư vừa rồi. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 6 năm qua.
Hạ mục tiêu tăng trưởng
Theo hăng tin Reuters, đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 6 năm qua, cho thấy Bắc Kinh vẫn loay hoay trong việc t́m ra đúng chính sách để thúc đẩy kinh tế. Ngoài ra, sự sụt giảm này c̣n dẫn đến dự báo Trung Quốc có thể sớm tung ra “chiêu mới” để kích thích kinh tế sau khi những biện pháp trước đó - như tăng cường chi tiêu cho phát triển hạ tầng, giảm lăi suất… - không đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng 3-2015 Ảnh: AP
Những dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng xuất hiện 2 ngày trước đó khi số liệu xuất nhập khẩu được công bố. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC), kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 3-2015 giảm 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống c̣n 886,63 tỉ nhân dân tệ. Kim ngạch nhập khẩu cũng giảm 12,3%, xuống c̣n 868,67 tỉ nhân dân tệ.
Người phát ngôn GAC thừa nhận một phần nguyên nhân là do “nhu cầu ảm đạm của thị trường nước ngoài và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu sụt giảm”. Những thông tin không mấy khả quan về kinh tế Trung Quốc khiến các thị trường chứng khoán khắp châu Á đồng loạt sụt giảm hôm 15-4.
Trong động thái thừa nhận kinh tế vẫn c̣n một số vấn đề, chính phủ Trung Quốc vào tháng rồi đă hạ mục tiêu tăng trưởng năm 2015 xuống c̣n 7%. Mức này năm ngoái là 7,4%, thấp nhất trong gần 25 năm qua và thấp hơn mục tiêu đề ra 0,1%. Giới phân tích nhận định Bắc Kinh đang vật lộn với bài toán làm sao duy tŕ mức tăng trưởng kinh tế bền vững mà không tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng việc làm - một vấn đề có thể gây bất ổn xă hội.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,8% trong năm 2015 và 6,3% trong năm 2016. “Đối với Trung Quốc, rủi ro lớn chính là thất bại trong việc thực thi cải cách để xử lư những nguy cơ tài chính, tái cân bằng kinh tế và t́m kiếm nguồn tăng trưởng mới” - báo cáo của IMF chỉ rơ.
Ảnh hưởng đến khu vực
Bắc Kinh gần đây đă sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh nước này cần tạo thêm 10 triệu việc làm mới ở đô thị trong năm nay. Chẳng hạn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hồi tháng 2 tiếp tục cắt giảm lăi suất lần thứ hai trong 3 tháng, đồng thời giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng lần đầu tiên kể từ tháng 5-2012. Các chuyên gia kinh tế của Công ty Tư vấn Nomura (Nhật Bản) dự báo rằng chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ được duy tŕ trong năm nay để ngăn chặn đà sụt giảm của tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng Thế giới (WB) vào đầu tuần này nhận định nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụt giảm mạnh, các nước xuất khẩu hàng hóa tại Đông Á - Thái B́nh Dương đều bị ảnh hưởng tiêu cực. “Các nước xuất khẩu ở khu vực cũng có thể bị tổn thương bởi nhu cầu yếu tại châu Âu và Nhật Bản. Nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tiếp tục giảm, bản thân các nền kinh tế trong khu vực cũng có thể tăng trưởng chậm lại” - báo cáo của WB nhận định.
Tuy nhiên, ông Patrick Chovanec, giáo sư tại Trường ĐH Columbia (Mỹ), cho rằng quan hệ giữa Bắc Kinh và các nền kinh tế Đông Á - Thái B́nh Dương phức tạp hơn những ǵ báo cáo trên đề cập và sự sụt giảm tăng trưởng của Trung Quốc không phải lúc nào cũng là điều xấu cho khu vực này. “Mọi chuyện c̣n phụ thuộc vào kiểu quan hệ kinh tế giữa các nước và Trung Quốc” - ông Chovanec nói với báo China Daily.
thearealrtz ©VietBf