USD đang đat mức cao nhất trong hơn một thập niên qua. Cục diện kinh tế toàn cầu ĐƯỢC PHÂN BỐ LẠI : Eurozone và Nhật Bản hưởng lợi, còn các nền kinh tế mới nổi thì ngược lại.
Chỉ số USD, chỉ số thường được dùng để theo dõi diễn biến của đồng tiền này đã tăng khoảng 25% kể từ tháng ngày 06.5.2014. so với 6 đồng tiền chính khác.
USD mạnh lên phân phối lại thứ tự trong tăng trưởng toàn cầu và USD tăng giá khiến thế giới chia thành hai nhóm: KẺ ĐƯỢC NGƯỜI MẤT.
Đồng bạc xanh tăng giá là một yếu tố tiềm ẩn nhiều thay đổi lên nền kinh tế thế giới. Biến động của USD cũng nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp giữa IMF, Ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng trung ương các nước trong tuần này.
(Hai ngân hàng trong hệ thống điều hành của tư bản Mỹ).
Nhiều nước chịu thiệt hại
Đồng đô la đang ở mức cao hiện làm giảm tính cạnh tranh của Mỹ và các nền kinh tế có tỉ giá gắn với USD. Cụ thể, giá sản phẩm được định giá bằng USD sẽ tăng, lợi nhuận vì thế có nguy cơ sụt giảm (Trong đó có VN)
Gây áp lực lên xuất khẩu, giá trị đồng bạc xanh tăng mạnh sẽ làm giảm tăng trưởng sản lượng hàng năm của Mỹ.
Các nền kinh tế mới nổi, USD lên giá là không thuận lợi. Vốn được định giá bằng USD, giá thương phẩm xuất khẩu sẽ giảm khi giá trị đồng USD đi lên.
Việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị nâng lãi suất, giá USD tăng cao trong khi giá dầu thấp làm tăng áp lực lên nền tài chính của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ mới đã hiện hữu (Trong đó có VN) và như vậy thế giới sẽ sớm đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính mới.
Tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế mới nổi cũng có thể sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 khi đồng bạc xanh tăng giá.
Nói chung nước nào nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thì có lợi hơn và ngược lại.
Khu vực sử dụng đồng euro và Nhật Bản đang được hưởng lợi, đồng bạc xanh tăng giá là thông tin được chào đón đối với Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ).
Những ngân hàng đang dựa trên tỉ giá hối đoái yếu hơn để củng cố chính sách tiền tệ, tăng nguồn cầu nước ngoài và giá nhập khẩu. Cách này có thể hỗ trợ tăng trưởng và giúp nền kinh tế đạt mức lạm phát cần thiết.
Việc EUR giảm giá có thể giúp kinh tế khối này tăng do các nhà đầu tư tin rằng kinh tế châu Âu sẽ tiến triển.
Khi yên Nhật (JPY) giảm giá, tăng trưởng kinh tế nhích thêm trong vòng hai năm. việc JPY giảm giá 30% từ năm 2012 đến nay có thể hỗ trợ nỗ lực của nước này trong việc thoát khỏi giảm phát.
Nói chung, tuy gây ra “một chút bất ổn, một chút không chắc chắn”, đồng USD mạnh lên vẫn là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế thế giới.
Nhà mình thì sao, quan điểm "Không bỏ trứng vào một giỏ và luôn dịch chuyển tài sản" vẫn là xu hướng "Bước theo sóng, phóng theo lao"...
Blogs Cafengoctung.com "Tuyệt đỉnh đam mê, Cafe nguyên chất, tinh khiết!"
Cucaisaigon