EU tuy không hết hẳn nhưng cũng đă bớt được đi nhiều nỗi lo ngại sâu sắc lên quan đến chuyến thăm Nga của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
EU đang trừng phạt Nga về kinh tế, tài chính và thương mại. Tới đây, khi EU đến thời điểm xem xét để quyết định tiếp tục, nới lỏng hay siết chặt chính sách trừng phạt Nga này th́ có thể sẽ vấp phải sự phủ quyết của Hy Lạp v́ chính phủ mới ở Hy Lạp có thể đổi chác việc ấy lấy cái khác từ Nga. Hy Lạp vẫn đang rất khó khăn về tài chính và nếu không được EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục cứu trợ tài chính th́ sẽ không tránh khỏi bị vỡ nợ. Chuyến thăm Nga của ông Tsipras diễn ra trong bối cảnh t́nh h́nh ấy.
Ông Tsipras đă tận dụng hoạt động đối ngoại này để gia tăng áp lực đối với EU và sử dụng Nga làm đối trọng trong kỳ vọng là sẽ được ba đối tác nói trên tiếp tục cứu trợ tài chính mà đồng thời không bị họ áp đặt những điều kiện mà cử tri Hy Lạp không muốn ông Tsipras chấp nhận. Nhờ cậy Nga về chính trị hay kinh tế là chuyện hết sức bần cùng bất đắc dĩ đối với ông Tsipras. Nhưng dùng việc cải thiện quan hệ với Nga đúng vài thời điểm EU cần Hy Lạp để có được chính sách chung đối với Nga th́ lại rất khôn ngoan, thực dụng và hiệu quả.
Sau hai ngày ở thăm Nga, ông Tsipras không đạt được mọi kết quả như mong đợi, nhưng cũng không đến mức phải ra về với hai bàn tay trắng. Tổng thống Nga Vladimir Putin đă rất khôn khéo khi đáp ứng yêu cầu của Hy Lạp theo cách khác, đủ để ông Tsipras hiểu là giữa Nga và Hy Lạp hiện là mối quan hệ đặc biệt và Nga không bỏ rơi Hy Lạp trong lúc khó khăn, nhưng đồng thời cũng đủ để EU không cay cú thêm cho dù nội bộ tiếp tục bị phân hoá và nỗi lo ngại về Hy Lạp chưa chấm dứt. Chính v́ bên khôn bên khéo như thế nên biểu hiện bề ngoài về chuyến thăm Nga này của ông Tsipras không phản ánh đúng thực chất câu chuyện liên quan và quan hệ hai nước.
VietBF© Sưu tập