Một cậu bé 11 tuổi sống ở New York, Mỹ có một trí nhớ siêu phàm, cậu ta vẽ toàn bộ bàn đồ thế giới kể cả những chi tiết nhỏ chỉ bằng trí nhớ đẹp như photocoppy. Nguyên nhân nào mà cậu có thể làm được như vậy, trong khi những đứa trẻ khác th́ không thể?
Tự kỉ được biết đến như một căn bệnh gây ra hạn chế cho người mắc về mặt kỹ năng giao tiếp với người xung quanh nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, nó lại có khả năng thúc đẩy những tài năng tiềm tàng trỗi dậy như trường hợp của một bé trai 11 tuổi sống tại New York, Mỹ. Được biết, bé trai này có thể vẽ bản đồ thế giới hoàn toàn bằng trí nhớ như cỗ máy của ḿnh.
Cậu bé 11 tuổi mắc bệnh tự kỷ có thể vẽ bản đồ thế giới dựa vào trí nhớ.
Bản đồ thế giới do cậu bé vẽ.
Chỉ sử dụng duy nhất trí nhớ của ḿnh, cậu bé đă đứng lên ghế và vẽ lại bản đồ thế giới chính xác đến từng chi tiết trước con mắt ngạc nhiên của tất cả sinh viên trong lớp. Một sinh viên trong lớp đă chụp lại h́nh ảnh cậu bé trong lúc vẽ và đem về khoe với bố. Sau đó, chính ông bố này đă chia sẻ câu chuyện trên mạng.
Theo như bức ảnh và lời chia sẻ trên trang mạng xă hội Reddit của thành viên bobitis, cậu bé 11 tuổi này là con trai của một nữ giáo sư đang giảng dạy tại lớp đại học của con gái ông. Mới đây, cậu bé đă được mời tham dự vào một buổi dạy của mẹ.
Một vài nghiên cứu khoa học đă gợi ra giả thiết bệnh tự kỷ có thể làm thay đổi hoạt động của hạch hạnh nhân và hồi cá ngựa trong năo. Tuy nhiên, qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa thể hiểu được nó tác động như thế nào tới hệ thần kinh.
Trong một nghiên cứu sơ bộ gần đây, các nhà khoa học tiếp tục suy đoán, một loại protein giới hạn trí nhớ có tên Fragile X-Related Protein 1 (FXR1P) cũng có liên hệ với bệnh tự kỷ. Thông thường, FXR1P có tác dụng ḱm hăm sự h́nh thành của trí nhớ để đảm bảo con người có thể nhớ đủ những dữ kiện quan trọng mà không ghi nhớ quá nhiều, tránh dẫn tới t́nh trạng hỗn loạn trong năo bộ. Tuy nhiên, protein này thi thoảng cũng trục trặc, v́ vậy mới dẫn tới các căn bệnh như tự kỷ.
thearealrtz ©VietBf