Với vụ đáp máy bay xuống Đài Loan, Lầu Năm Góc đă bày tỏ cứng rắn trước các hành động của Trung Quốc liên quan Đài Loan, Guam và Biển Đông.
Như đă đưa tin, vào ngày 1/4, hai máy bay chiến đấu F-18 của Mỹ, xuất phát từ Okinawa trên đường tới Singapore để tham dự cuộc tập trận, đă hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Đài Nam của Đài Loan. Lư do hạ cánh là một trong hai chiếc máy bay này gặp “sự cố kỹ thuật”.
Ngày 2/4, Thiếu tá Paul Greenberg - người phát ngôn thủy quân lục chiến Mỹ - cho biết khi đó đèn cảnh báo động cơ của một chiến đấu cơ liên tục phát sáng, phi công đă buộc phải hạ cánh khẩn cấp, sau khi xin phép Cục Hàng không Dân dụng Đài Loan.
Bắc Kinh phẫn nộ trước hành động này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Trung Quốc “đă có giao thiệp ngoại giao nghiêm khắc tới Mỹ”; yêu cầu Mỹ “tuân thủ chính sách một nước Trung Quốc và ba Tuyên bố chung giữa Mỹ và Trung Quốc, tránh những hành động tương tự phát sinh”.
Hai máy bay F-18 của Mỹ tại sân bay Đài Loan (ảnh của Vượng báo, Hong Kong)
Mỹ dằn mặt Trung Quốc
Theo phần lớn các nhà quan sát quốc tế, sự cố này không hề là “sự cố kỹ thuật” mà là một sự cảnh báo của Mỹ đối với Trung Quốc. Theo nhận định của Hà Nghiêm Chấn, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ quốc tế (Đài Loan), Bắc Kinh bất măn v́ Mỹ đang phô trương quan hệ an ninh giữa Mỹ với Đài Loan. Việc chiến đấu cơ của Mỹ hạ cánh xuống cơ sở quân sự Đài Nam không chỉ tượng trưng cho chính trị địa duyên của Mỹ, mà đây cũng có thể coi là một động thái Mỹ cố ư đáp trả lại một số hành động của Trung Quốc gần đây.
Ông này nhận xét: “Việc hạ cánh này cho thấy bất cứ khi nào, máy bay của Mỹ cũng có thể hạ cánh xuống đây. Điều đó cho thấy một số quan hệ an ninh giữa Mỹ và Đài Loan rất đặc biệt”.
Chiến đấu cơ F-18 có thể hạ cánh xuống căn cứ không quân Shimoji (Nhật Bản) cách phía đông Đài Loan khoảng 200 km, nơi không hề xảy ra tranh chấp.
Ông Thái Hoàng Lang - Ủy viên lập pháp Đảng Dân Tiến đối lập ở Đài Loan - hôm 2/4 đă phát biểu tại Viện Lập pháp Đài Loan, cho rằng sau khi Trung Quốc đại lục từng bước áp sát Đài Loan thông qua việc mở cửa tuyến đường hàng không M503 và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), th́ Mỹ đă gửi đi một thông điệp chính trị đối với Trung Quốc rằng Đài Loan vẫn là liên minh chính trị với Mỹ. Nguồn tin từ Washington c̣n cho rằng thông điệp mà Lầu Năm Góc gửi đến Bắc Kinh liên quan đến hoạt động của các máy bay ném bom chiến lược H-6K được Trung Quốc sử dụng trong một cuộc tập trận vừa được tổ chức gần Đài Loan. Mỹ muốn “dằn mặt” không quân Trung Quốc sử dụng máy bay ném bom đời mới trong những cuộc tập trận có ư đe dọa các các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam.
Ngoài ra, có thể Mỹ muốn kiểm tra sự vận hành của sân bay Đài Loan trong trường hợp xảy ra chiến tranh tại châu Á, Đài Loan có khả năng hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ được không.
Thái Hoàng Lang, Ủy viên lập pháp của Đảng Dân Tiến, nhận xét, việc chiến đấu cơ của Mỹ hạ cánh xuống sân bay Đài Loan “có ư nghĩa quân sự trọng đại”, cho thấy Mỹ quan tâm sâu sắc đến mối quan hệ quân sự quốc pḥng với Đài Loan, cho thấy Đài Loan vẫn có liên minh chính trị với Mỹ. Đài Loan nên nắm bắt cơ hội này để phát triển quan hệ Đài-Mỹ.
Liên quan đến t́nh h́nh Biển Đông
Theo ông Ngô Phàm - Tổng biên tập tạp chí Sự vụ Trung Quốc (Mỹ), “t́nh h́nh Biển Đông hiện nay tương đối căng thẳng, Trung Quốc tiếp tục tạo đảo tại Trường Sa, xây 4 đến 5 đảo nhân tạo. Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ mới đây đă phát biểu rằng, “Vạn lư trường thành cát” của các anh (Trung Quốc) đang gây ra căng thẳng trên Biển Đông”.
Kevin Cheng, thuộc Tạp chí Quốc pḥng châu Á-Thái B́nh Dương, nhận xét: “Những việc như thế này sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong tương lai, khi Mỹ tăng cường sự hiện diện ở châu Á và quân đội Trung Quốc ngày càng mở rộng hoạt động. Một trong các điểm nóng là Biển Đông, nơi Trung Quốc đang ngày càng mạnh mẽ hơn trong các tuyên bố chủ quyền”.
Ông Ngô Phàm cho rằng, phát biểu của Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ đại diện cho thái độ của quân đội Mỹ, vừa nghiêm khắc vừa cho thấy họ dần dần mất kiên nhẫn với Trung Quốc. Trung Quốc đang có nhiều hành động leo thang tại Biển Đông, xảy ra nhiều va chạm với các quốc gia láng giềng; gần đây lại thông qua chiến lược “Một vành đai, Một con đường” để khuếch trương ra bên ngoài, điều này đă khiến cho khu vực cảm thấy bất an. Mỹ đă buộc phải có phản ứng để đáp trả Trung Quốc, không chỉ cho chiến đấu cơ hạ cánh xuống Đài Loan, mà c̣n liên kết với Nhật Bản để tiến hành tuần tra chung trên Biển Đông, kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc đă rơ mồn một vấn đề này, do vậy mới “phát hỏa”.
Mỹ đă thực hiện một cử chỉ cứng rắn với Trung Quốc, hoặc là do Trung Quốc gây sức ép mới với Đài Loan, hoặc các cuộc tập trận của Trung Quốc khiêu khích lực lượng Mỹ ở Guam, hoặc là do nỗ lực của Trung Quốc bồi đắp đảo đá để xây dựng căn cứ quân sự ở Trường Sa. Hoặc do cả ba lư do./.
TQ