Bên nguyên là tờ nhật báo The Guardian c̣n bên bị là chính phủ Anh trong một vụ xét xử khá đặc biệt của ṭa án ở nước này. Nó đặc biệt không chỉ ở chỗ cơ quan hành pháp cao cấp nhất bị kiện trước ṭa mà c̣n ở chỗ nội dung vụ kiện tụng liên quan đến thành viên Hoàng gia của đảo quốc, cụ thể là tới Thái tử Charles.
Cũng chính v́ thế mà vụ kiện tụng kéo dài những hơn một thập kỷ trước khi toà án tối cao trên đảo quốc này đi tới phán xử cuối cùng.
Thể chế chính trị nhà nước ở Anh là nền quân chủ lập hiến. Người Anh nổi tiếng bảo thủ nhưng lại rất ái mộ Hoàng gia Anh. Người đứng đầu hoàng gia Anh cũng đồng thời đứn đầu nhà nước. Nếu được truyền ngôi th́ thái tử Charles sẽ trở thành như vậy. Tuy nhiên, luật pháp nước Anh bắt buộc Hoàng gia phải trung lập, có nghĩa là không được can thiệp vào công việc hành pháp của chính phủ. Thời cách đây hơn 10 năm, Thái tử Charles đă viết thư gửi một số thành viên chính phủ.
Dư luận cho rằng làm như vậy có nghĩa là Thái tử Charles đă can thiệp vào nhiệm vụ của chính phủ, tức là phạm luật. Tờ The Guardian đề nghị chính phủ công bố nội dung những bức thư ấy để giải toả những thắc mắc của dư luận.
Chính phủ Anh suốt từ đó đến nay cự tuyệt việc đáp ứng yêu cầu này với lập luận là nếu công bố sẽ ảnh hưởng đến thanh danh của người sẽ nối ngôi vị quân vương. Tờ nhật báo khởi kiện và bây giờ ṭa án tối cao nước này đă phán quyết buộc chính phủ phải công bố nội dung những bức thư đó.
Vậy là chính phủ Anh đă thua ṭa và thất bại pháp lư này rất hợp lư. Việc chính phủ Anh ngoan cố cự tuyệt việc đáp ứng yêu cầu về công bố nội dung những bức thư của Thái tử Charles càng củng cố mối ngờ vực của dư luận và công chúng về nội dung của những bức thư và mục đích của người viết bức thư. Rơ ràng là cây không được ngay nên mới sợ bị chết đứng đến như thế.
VietBF© Sưu tập