Giới chức Mỹ tỏ ra quan ngại việc người nước ngoài "đua nhau" tới Mỹ sinh con mặc dù hoàn toàn hợp pháp. Đó là do từ việc sinh con do hoàn cảnh hoặc t́nh huống th́ lại trở thành tính toán sinh con tại Mỹ để con có quốc tịch ở nước này. Từ đây nổ ra chuyện kinh doanh “khách sạn phụ sản”.
Mọi vấn đề đang c̣n trong ṿng điều tra nhưng dấu hiệu th́ đă bộc lộ cách đây khá lâu. Cuộc khám xét đại quy mô hơn 50 “khách sạn phụ sản” và văn pḥng công ty du lịch sinh con ở 3 quận miền Nam tiểu bang California ngày 3-3 vừa qua nằm trong chuyên án điều tra tội trốn thuế, gian lận visa và rửa tiền. Nhân viên ICE (Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan) và IRS (Thuế vụ) đă thu được hàng tá tài liệu và đang phân tích, t́m kiếm chứng cứ phạm tội.
Đủ chiêu tṛ
Nhật báo The Washington Post ngày 5-3 dẫn các nguồn tin có thẩm quyền đă tiết lộ một số mánh khóe kinh doanh của các ông bà chủ “khách sạn phụ sản”. Trong đó tiền mặt với số lượng lớn đóng vai tṛ then chốt v́ đường đi lắt léo của nó. Theo nhà chức trách, số tiền này đang vỗ béo một nhóm người nhờ họ trốn thuế, coi thường luật di trú và giúp khách hàng của họ ăn gian viện phí bệnh viện Mỹ cả chục ngàn USD cho mỗi ca sinh.
Biểu t́nh chống du lịch sinh con trước ṭa án quận Bernardino, bang California Nguồn: LOS ANGELES TIMES
Trường hợp You Win USA Vacation Resort ở thị trấn Irvine, quận Cam, California - một công ty cung cấp dịch vụ du lịch sinh con và kinh doanh “khách sạn phụ sản” - là ví dụ điển h́nh. Theo cơ quan điều tra, chủ công ty là Chao Chen và Jie Zhu, từng bị nghi ngờ qua mặt pháp luật. Hai người Hoa kiều này nộp đơn xin ly dị năm 2012 nhưng vài tháng sau lấy vợ và chồng là công dân Mỹ với mục đích hợp thức hóa giấy tờ xin thẻ xanh. Sau đó, họ hùn vốn làm ăn như không có chuyện ǵ xảy ra.
Cung cách làm ăn của công ty cũng đáng nghi. Công ty chỉ nhận tiền mặt và công khai tư vấn khách hàng cách khai gian trong hồ sơ xin visa. Chẳng hạn như đến Mỹ để t́m hiểu văn hóa. Hoặc trước khi đến Mỹ sinh con, khách được mách nước nên đi du lịch Mỹ một hai lần. Công ty cũng căn dặn đừng khai với cơ quan di trú và hải quan cảng vụ t́nh trạng có bầu, mặc áo rộng để che lấp bụng bầu. Nếu bụng hơi lớn, họ khuyên khách hàng đừng đến sân bay quốc tế Los Angeles v́ con mắt nhân viên di trú và hải quan ở đây rất tinh tường. Khách được khuyên bay đến Las Vegas hoặc Hawaii.
Đây cũng là cách làm ăn của StarBabyCare và rất nhiều công ty khác mọc lên như nấm sau mưa trong 5 năm trở lại đây ở California. Để đối phó với thuế vụ, công ty bỏ ra 60.000 USD/ năm mướn các căn hộ ở khu dân cư để làm “khách sạn phụ sản”. Điều này vi phạm luật khu vực, theo đó căn hộ trong khu vực cư dân không được kinh doanh có quảng cáo. Cách thu tiền dịch vụ cũng bộc lộ ư đồ gian xảo. Khi đăng kư, khách phải trả trước cho công ty hàng ngàn USD tiền cọc. Lúc đến Mỹ phải trả thêm một khoản nữa. Sinh xong trả nốt phần c̣n lại. Cách thu tiền lắt nhắt như vậy nhằm trốn thuế. Một quan chức liên bang cho biết bằng cách đó ông Chen đă ém nhẹm cả trăm ngàn USD năm 2013 khi khai thuế thu nhập cá nhân. Cũng trong năm đó, công ty để ngoài sổ sách tính thuế hơn 1 triệu USD.
Không dễ thay đổi tu chính án
Người dân sống trong các khu dân cư có “khách sạn phụ sản” từng biểu t́nh phản đối nhiều lần v́ người Trung Quốc sinh hoạt ồn ào, bé sơ sinh khóc ầm ĩ giữa đêm. Họ cũng thấy chướng mắt với những vị khách hợm hĩnh coi tiền như rác. Trong khi chờ sinh, họ đi mua sắm ́ xèo toàn đồ hiệu.
Du lịch sinh con cũng từng bị các ông bà nghị sĩ thượng và hạ viện phê phán kịch liệt và đ̣i sửa Tu chính án 14 của hiến pháp. Ông nghị Phil Gingrey của Đảng Cộng ḥa cho rằng những công ty cung cấp dịch vụ sinh con mặc dù hợp pháp nhưng đang “phá hoại tinh thần” Tu chính án 14 và đ̣i bỏ tù chủ công ty: “Khách hàng của họ hưởng quá nhiều lợi ích của đất nước này mà không cần đóng góp. Họ chỉ cần bỏ ra 30.000 USD là về lâu dài hưởng được nhiều hơn gấp bội”.
Tuy nhiên, bà Angela Kelley, Phó Chủ tịch Trung tâm V́ sự Tiến bộ của Mỹ, đặc trách về chính sách di trú, nhận định sửa Tu chính án 14 của hiến pháp Mỹ là không thực tế và hủy hoại bản chất của nước Mỹ. Bà Kelly nói rơ bà không ưa ǵ du lịch sinh con nhưng cấm đoán nó sẽ đẻ ra những biện pháp không thực tế. Nói cho cùng, theo bà, số lượng bà bầu ngoại quốc đến Mỹ sinh con không lớn, chỉ có vài chục ngàn ca sinh của người nước ngoài so với 4 triệu ca sinh con mỗi năm ở Mỹ. Quốc hội có những vấn đề về di trú và di dân cấp bách hơn cần giải quyết.
Năm 2009 đă có 92 hạ nghị sĩ Mỹ kư tên vào dự luật sửa đổi Tu chính án 14. Theo đó, bé sơ sinh trên đất Mỹ chỉ được cấp quốc tịch nếu cha hoặc mẹ của bé là công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân hay quân nhân. Tuy nhiên, dự luật này đă bị bác bỏ.
thearealrtz ©VietBf