Ông Lư Quang Diệu nổi tiếng v́ là người đàn ông không hề sợ hăi, dám thách thức những tư tưởng phổ biến hiện tại. Sân bay Changi – một biểu tượng của phép lạ kinh tế của Singapore – là ví dụ điển h́nh cho điều này. Cụ thể, khi Singapore muốn mở rộng các hoạt động của sân bay của thành phố này vào đầu những năm 1970, một nhà tư vấn hàng không người Anh đă đề xuất xây dựng một đường bay thứ 2 tại sân bay hiện có lúc đó tại Paya Lebar nhằm giảm chi phí thu hồi đất và tái định cư. Nội các Singapore lúc bấy giờ chấp nhận khuyến nghị trên. Cả các nhà tư vấn người Mỹ lẫn ủy ban gồm các quan chức cấp cao của Singapore cũng thống nhất với ư kiến xây đường băng ở Paya Lebar.
Mặc dù vậy nhưng ông Lư vẫn không chắc chắn rằng phương án trên là khôn ngoan và phù hợp với sự phát triển bền vững của Singapore trong dài hạn. Ông nhớ lại những bài học mà ḿnh đă thu được trong các chuyến đi của ḿnh. “Tôi đă bay tới sân bay Logan của Boston và thấy ấn tượng bởi tiếng ồn của máy bay khi cất cánh và hạ cánh. Một đường băng thứ 2 tại Paya Lebar sẽ khiến máy bay bay ngay ở trung tâm thành phố Singapore. Chúng tôi sẽ phải gánh ô nhiễm tiếng ồn trong nhiều năm” – ông Lư cho biết.
Để đánh giá kỹ lưỡng ư tưởng của ḿnh, ông Lư quyết định lập một ủy ban để nghiên cứu về phương án lập sân bay tại Changi. Báo cáo của nhóm làm việc này sau đó kết luận dự án Changi là có thể làm được. Với báo cáo đó, bất chấp việc cuộc khủng hoảng dầu mỏ nổ ra vào năm 1973 và việc tăng trưởng tại Đông Nam Á trở nên bất ổn do cuộc chiến tranh tại Việt Nam, ông Lư vẫn quyết định đánh “canh bạc 1 tỉ SGD” vào năm 1975 nhằm xây dựng sân bay Changi mới.
Trong quá tŕnh này, hàng loạt những ngôi nhà đă bị phá bỏ, hàng ngàn ngôi mộ được khai quật, những đầm lầy được dọn sạch, đất biển được cải tạo. Việc xây dựng được rút ngắn xuống c̣n 6 năm thay v́ 10 năm như kế hoạch. Bù lại, “canh bạc” đó đă được trả giá xứng đáng, đưa Singapore trở thành một đầu mối du lịch, hàng không và kinh tế quan trọng.
Đây là một trong số đầy rẫy những “câu chuyện không thể xảy ra” đă được ông Lư xoay chuyển thành chuyện có thể trong quá tŕnh đưa đất nước Singapore từ một nước thuộc thế giới thứ 3 chuyển thành một nước phát triển giàu mạnh, gần bằng những nước phát triển nhất thế giới. “Trong t́nh thế đất nước đang phát triển, các bạn cần 1 người lănh đạo không chỉ hiểu những lập luận thông thường mà cần 1 người hiểu được liệu việc làm đó có phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hay không. Đừng bận tâm những người Anh, người Australia hay người New Zealand làm ǵ. Đây là Singapore. Liệu việc làm đó có phù hợp với t́nh thế của chúng ta hay không mới là quan trọng” – ông từng nói.
Tất cả sự táo bạo, dám nghĩ dám làm, các quyết sách kinh tế - giáo dục đúng đắn, chính sách loại trừ tham nhũng triệt để… của ông Lư Quang Diệu chính là nhân tố đưa Singapore từ một nước nghèo khổ trở thành một trong những con rồng châu Á giàu mạnh như hiện nay.
VietSN© Sưu tập