Mỹ vẫn không có hành động nào khi Trung Quốc nhanh chóng cho xây dựng những hòn đảo nhân tạo hoàn toàn mới. Tất caccác nước trong khu vực đều lo lắng và không biết còn trông mong gì được ở Mỹ không khi biết nguyên nhân chính của sự hung hăng gây hấn tại Biển Đông là do Trung Quốc đã "nắm thóp" được Mỹ.
Trung Quốc nhanh chóng cho xây dựng những hòn đảo nhân tạo hoàn toàn mới, khiến tất cả các nước trong khu vực đều lo lắng. Nguyên nhân chính của sự hung hăng gây hấn tại Biển Đông là do Trung Quốc đã "nắm thóp" được Mỹ.
Trung Quốc đang hung hăng gây hấn tại Biển Đông, họ tích cực xây dựng những hòn đảo nhân đạo trên đảo Gạc-Ma, đá Chữ Thập và đá Gaven của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Nếu nhìn từ xa thì các công trình Trung Quốc đang xây dựng phi pháp không khác gì một pháo đài quân sự, gây lo lắng cho tất cả các nước trong khu vực.
An ninh hàng hải, tự do đánh bắt hải sản và các tài nguyên thiên nhiên trong lòng biển của Biển Đông nhất là hai trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đang bị sự hung hăng của Trung Quốc đe dọa.
Việt Nam ngay lập tức đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hành động xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng trái phép công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, mà còn vi phạm DOC, đã được ký kết giữa Trung Quốc và ASEAN", bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay nói, đề cập đến Tuyên bố của các bên về ứng xử Biển Đông (DOC).
"Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái đó", bà Hằng nói.
Biến rạn san hô thành "tàu sân bay không thể chìm".
Trên những hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, đang được công binh Trung Quốc ngày đêm cơi nới trở thành những đảo nổi , hay công sự khổng lồ. Đảo Chữ Thập đang được Trung Quốc mở rộng trở thành một sân bay giữa biển biến nó thành một tàu sân bay không thể chìm.
Mục tiêu của Trung Quốc là khá đơn giản, sử dụng cụm đảo mới xây dựng tạo thế gọng kìm trên Trường Sa nhằm thâu tóm và kiểm soát hoàn toàn quần đảo của Việt Nam.
Bước tiếp theo của Trung Quốc có thể là giới thiệu một vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông, bất chấp sự phản ứng của các quốc gia trong khu vực đặc biệt là phản ứng từ Việt Nam. Cùng với việc có các căn cứ hậu cần trên biển hải quân Trung Quốc sẽ thoải mái tuần tra trong khu vực và nắm gọn tuyến hàng hải trên Biển Đông trong tay.
Từ việc kiểm soát quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc có thể ngang nhiên khai thác dầu mỏ và khí đốt trong quần đảo, nơi được ước đoán trữ lượng lên đến hàng tỉ thùng dầu góp phần không nhỏ giải quyết cơn khát dầu của Trung Quốc.
Trung Quốc "nắm thóp" Mỹ.

Trung Quốc đang xây một hòn đảo nhân tạo thành một pháo đài trên quần đảo Trường Sa
Mỹ đã có vai trò trong xung đột tại Biển Đông trong một thời gian dài, đặc biệt khi mà tuyến hàng hóa đi ngang Biển Đông có ý nghĩa sống còn với nước Mỹ ngoài ra Philippines là một trong những bên xung đột là đồng minh thân cận của Mỹ tại châu Á- Thái Bình Dương.
Tuy nhiên Mỹ có nhiều lý do để chỉ đứng ngoài, không tham gia vào xung đột một cách mạnh mẽ và Trung Quốc đã "nắm thóp" được điều đó nên ngày càng lấn tới.
Kinh tế Mỹ hiện quá mong manh, Trung Quốc lại là chủ nợ lớn nhất của Mỹ nếu xung đột lan rộng trở thành xung đột quân sự thì Mỹ có nhiều thứ để lo sợ cho nền kinh tế của mình đặc biệt là trường hợp Trung Quốc bán tháo trái phiếu Mỹ có thể gây sụp đổ hoàn toàn nền kinh tế của Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn.
Mỹ đang vướng quá nhiều vào những cuộc chiến tranh khác cũng là một nguyên nhân nữa, quân đội Mỹ đang phải căng sức ra trên khắp các mặt trận vì thế nếu có thêm một chiến tuyến tại châu Á - Thái Bình Dương không phải là mong muốn của chính quyền Mỹ.
Không nên hy vọng quá nhiều vào Mỹ

Trung Quốc hút cát, cơi nới đảo từ một điểm nhỏ thành đảo nổi khổng lồ
Nhiều nước, như Philippines đặt quá nhiều hi vọng vào việc Mỹ sẽ ra tay giúp đỡ trong trường hợp Trung Quốc cưỡng chiếm Biển Đông, tuy nhiên thực tế cần phải xem xét lại.
Năm 2012, Trung Quốc đã chiếm đóng phi pháp bãi Hoàng Nham vốn đang nằm trong vùng biển thuộc Philippines quản lý kết quả là Trung Quốc chiếm hoàn toàn bãi Hoàng Nham mà không hề bị Mỹ nước có một hiệp ước bảo vệ quân sự với Manila có một động thái nào ngăn cản.
Thực tế, Mỹ hoàn toàn đứng trên lập trường duy trì tự do hàng hải và kinh tế ở Biển Đông trong nhiều năm qua. Tức là Mỹ không hề đứng về phía nào trong cuộc xung đột này, và tự do hàng hải là ưu tiên số một của Mỹ.
Nếu Trung Quốc sử dụng con bài tự do hàng hải, "đi đêm" với Mỹ thì khả năng rất lớn là Mỹ sẽ "bán" Biển Đông để lấy được nhiều thứ hơn ví dụ như Trung Quốc sẽ theo Mỹ cô lập Nga trên trường quốc tế. Điều đã từng xảy ra trong lịch sử khi mà Trung quốc ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa ngay trước mặt hạm đội bảy của Mỹ là nhờ thành công của công cuộc "ngoại giao bóng bàn".
Thiên Hà (theo Foxtrot Alpha - Vnexpress)