VBF- Cho đến nay cuộc khủng hoang Ukraine đă làm tốn không biết bao nhiêu là giấy mực. Lúc này, các chiến thuật ngoại giao luôn được các nước thực hiền một cách triệt để nhằm đưa kẻ thù vào bẫy để rồi ra đ̣n chí tử. Bài viết sau sẽ nói rơ hơn về vấn đề này... Theo hăng tin Nga Itar-Tass, trong hội nghị ở Munich cuối tuần qua, phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đă thu hẹp lănh thổ của Ukraine so với thực tế của nước này hiện nay. Phát biểu tại Hội nghị An ninh ở Munich ngày 7/2, đại diện phía Mỹ, phó Tổng thống Joe Biden một lần nữa lên tiếng tố cáo Nga "t́m cách chia rẽ miền đông và miền tây Ukraine". Tuy nhiên, ông này "khẳng định rằng, trong suốt 25 năm qua, người Ukraine, hơn lúc nào hết, đang ngày càng đoàn kết với tư cách là một quốc gia, từ Lviv tới Kharkiv". B́nh luận về tuyên bố này, hăng tin Nga Itar-Tass dẫn lời ông Ruslan Bortnik, giám đốc Viện Quản lư và Phân tích Ukraine cho hay: "Ngôn ngữ ngoại giao này không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó (phát biểu của ông Biden về biên giới Ukraine) bắt nguồn từ thực tế rằng, chính giới phương Tây đang thảo luận một cách tích cực về vấn đề chủ quyền hoá của Donbass. Điều này có nghĩa là Donbass có môi trường pháp lư chung với Ukraine, nhưng lại hưởng quy chế tự trị". Vị học giả Ukraine đánh giá: "Ông Biden hiểu rằng, môi trường pháp lư, lănh thổ có thể là chung, nhưng xét về chính trị và hệ tư tưởng, Donbass sẽ khác với toàn bộ phần c̣n lại của Ukraine trong ṿng 5 - 10 năm tới". "Nó sẽ có quan điểm riêng, hệ tư tưởng riêng, khó có thể hợp nhất với những ǵ đang tồn tại ở Ukraine trong tương lai gần". Tuy nhiên, ông Bortnik cho rằng, phó Tổng thống Mỹ dường như không ám chỉ tới việc Donbass tách hoàn toàn khỏi Ukraine. Chuyên gia này cũng không loại trừ khả năng nhiều khu vực khác ở Ukraine có thể sẵn sàng tận dụng cơ hội để mở rộng quyền hạn của ḿnh, ví dụ như Dnipropetrovsk hay Transcarpathian. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp kín giữa Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel, trong bối cảnh quan chức Mỹ tích cực thúc đẩy việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Kết quả cuộc hội đàm 3 bên Nga - Đức - Pháp không được tiết lộ, sau theo phát ngôn viên điện Kremlin, các bên đang xúc tiến văn kiện chung về việc thực hiện thoả thuận hoà b́nh Minsk. Cuộc họp 4 bên giữa nhóm Normandy - gồm Nga, Đức, Pháp và Ukraine, nhằm t́m kiếm giải pháp cho xung đột Ukraine cũng được tổ chức tại Minsk. vk
|