Trong luật giao thông ở các nước đều có quy định cụ thể và rơ ràng về nhường đường cho xe cấp cứu y tế, cứu hỏa và cảnh sát, bao gồm cả khung h́nh phạt cho việc người tham gia giao thông không chấp hành quy định ưu tiên này. Vậy mà ở nước Đức lại có chuyện một bác sỹ sử dụng tín hiệu cấp cứu để đi cứu người bị lôi ra ṭa và tuyên phạt tiền 4.500 Euro. Phán quyết này của ṭa khiến cả cảnh sát, hội chữ thập đỏ và các tổ chức nghiệp đoàn của ngành y ngỡ ngàng và bất b́nh.
Người thầy thuốc kia trong mấy chục năm hành nghề đến nay đă rất nhiều lần bị gọi đi cấp cứu và đă sử dụng quyền ưu tiên trong giao thông như thế. Lần này cũng vậy và ông chưa từng gây tai nạn giao thông lần nào trừ một lần duy nhất trong đời đi xe quá tốc độ cho phép và bị chụp ảnh. Cũng chưa lần nào ông bị người tham gia giao thông phải nhường đường phàn nàn ǵ. Trừ lần này.
Lần này, ông bị một người tham gia giao thông khởi kiện với cáo buộc đi cấp cứu như thế gây nguy hiểm cho những người khác. Ngay cả khi nhận được giấy triệu tập của ṭa, ông ta vẫn nghĩ đó chỉ là một tṛ đùa và sau khi ṭa phán quyết như trên, công chúng ở nước Đức vẫn không tin đó là chuyện có thật.
Ṭa cho rằng người thầy thuốc kia đă lạm dụng quyền được ưu tiên trong giao thông khi tranh thủ từng giây phút để cứu sống người gặp nạn. Đúng là trong luật giao thông của Đức có hạn chế quyền ưu tiên này ở quy định không được v́ thế mà gây nguy hiểm cho người khác. Trên thực tế, người thầy thuốc này không gây ra tai nạn ǵ. Bởi vậy, dư luận đều cho rằng kẻ lạm quyền ở đây không phải người thầy thuốc mà chính là ṭa án. Ṭa này lạm dụng quyền xét xử để thể hiện quyền uy của ḿnh. Thế đấy, luật lệ đúng mà ṭa xử không đúng th́ lợi bất cập hại. Một khi ṭa án lạm quyền th́ c̣n đâu là sự công bằng và khách quan vốn bắt buộc phải có khi thực thi sứ mệnh cán cân công lư.
VietSN © Sưu tập