Theovietdaikynguyen
Bác sĩ Mercola,
www.mercola.com 24 Tháng Một , 2015
Chúng ta thường nghĩ về việc dùng vắc xin cúm khi mùa cảm cúm đến.
Trước đây, tôi đă viết nhiều bài về những nguy hiểm của vắc xin cúm, và theo các bằng chứng khoa học, chúng hoàn toàn không có tác dụng ǵ cả.
Vậy nên bây giờ là lúc đánh giá lại những biện pháp chúng ta có thể làm để tự bảo vệ bản thân và gia đ́nh, tránh bị cảm lạnh hay bất ḱ loại cúm nào trong mùa này, và trong các năm tiếp theo.
Gừng, bạc hà cay và trà xanh (Shutterstock*)
Nguyên nhân gây ra bệnh cảm và cúm
Cảm lạnh và các loại cúm do rất nhiều loại vi rút (không phải vi khuẩn) gây ra.
Hai loại đau ốm khổ sở này có cùng triệu chứng đặc thù là ảnh hưởng tới hệ hô hấp của bạn, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng th́ khác nhau.
Trong khi triệu chứng hay gặp của bệnh cảm thông thường bao gồm chảy nước mũi, tắc mũi, ho và đau họng. C̣n triệu chứng của cúm có xu hướng nghiêm trọng hơn, bởi v́ vi rút cúm có khả năng gây ra bệnh truyền nhiễm về phổi, viêm phổi và suy giảm hệ hô hấp nghiêm trọng. Ngoài ra c̣n ảnh hưởng tới khớp xương của bạn – do vậy người bị cúm có cảm giác đau nhức toàn thân.
Con đường lây nhiễm vi rút cúm phổ biến nhất là do tiếp xúc giữa tay với tay. Ví dụ, bạn có khả năng lây bệnh nếu bạn bắt tay với một người bị cảm vừa dùng tay hỉ mũi, hoặc chạm tay vào bề mặt mà người này trước đó đă chạm vào.
Tuy nhiên, điều cơ bản cần nhớ là tiếp xúc với vi rút cảm không có nghĩa bạn sẽ bị cảm.
Nếu hệ miễn dịch của bạn đang ở trạng thái tốt nhất, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi vi rút cúm gây bệnh. Nhưng nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu, vẫn vi rút cúm đó, chúng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn. V́ vậy điều quan trọng nhất mà bạn cần biết là: nguyên nhân thực chất của cảm cúm là do hệ miễn dịch của bạn đă bị sút kém. Không phải cứ tiếp xúc với vi rút là sẽ sinh bệnh.
Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong lối sống. Các yếu tố đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau làm suy yếu hệ miễn dịch. Chúng gồm có:
Ăn quá nhiều đường, đặc biệt là đường fructose, hoặc quá nhiều các loại hạt. Một người trung b́nh hiện nay dùng khoảng 75 gam fructose một ngày. Và ăn nhiều đường như vậy có thể tàn phá hệ miễn dịch của bạn. Một trong những nguyên nhân khiến đường làm suy yếu hệ miễn dịch là nó gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đường là chất nuôi dưỡng vi khuẩn, men và nấm gây bệnh trong ruột, và bọn này giúp vi khuẩn đường hô hấp tấn công hệ miễn dịch của chúng ta. Phần lớn mọi người không biết rằng 80% hệ miễn dịch của chúng ta nằm ở đường ruột và dạ dày. V́ vậy kiểm soát lượng đường vào cơ thể là TẤT YẾU để có hệ miễn dịch tối ưu. Sẽ là khôn ngoan nếu bạn giới hạn lượng fructose hấp thụ hàng ngày dưới 25 gam khi đang có sức khỏe tốt và dưới 15 gam/ngày khi bạn bị huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim hoặc tự kháng insulin.
Không bổ sung đủ vitamin D do thiếu tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Nghỉ ngơi không đủ
Thiếu rèn luyện thân thể
Chưa có biện pháp hiệu quả để kiềm chế kích thích cảm xúc.
Thiếu vitamin D: Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh cảm và cúm
Thống kê của Medline ước tính người trưởng thành ở Mỹ trung b́nh bị cảm lạnh từ 2 đến 4 lần mỗi năm, trong khi trẻ em có thể nhiễm tới hơn chục lần. Mỗi năm, khoảng 5 đến 20 phần trăm dân số Mỹ bị các bệnh về cúm.
Một nguyên nhân khiến nhiều người bị cảm và cúm, đặc biệt trong các tháng mùa đông khi vi rút cảm và cúm hoạt động mạnh nhất, có thể là do quá nhiều người Mỹ thiếu vitamin D. Nghiên cứu đă xác nhận rằng việc bị nhiễm cảm và cúm có thể thực sự là do thiếu vitamin D, một loại vitamin quan trọng. Nếu hấp thụ ít hơn lượng vitamin D cần thiết th́ sẽ làm suy giảm đáng kể sức đề kháng, làm bạn cực kỳ dễ bị cảm, cúm và các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp.
Một nghiên cứu về vitamin D cấp quốc gia có quy mô lớn nhất cho tới nay, với 19000 người Mỹ tham gia, cho thấy những người có mức vitamin D thấp nhất bị mắc cảm hoặc cúm mới nhiều hơn đáng kể – và nguy cơ có thể lớn hơn đối với những ai bị bệnh măn tính về hệ hô hấp như là bệnh hen suyễn. Ít nhất 5 nghiên cứu khác đă chỉ ra mối liên hệ ngược lại, nghĩa là giữa việc ít bị nhiễm bệnh qua đường hô hấp với các mức vitamin D trong cơ thể.
Các ngiên cứu cho thấy rơ ràng rằng mức vitamin D càng cao, nguy cơ mắc cảm, cúm và các bệnh lây qua đường hô hấp càng thấp. Tôi tin chắc rằng bạn có thể tránh được bệnh cảm và cúm hoàn toàn bằng việc duy tŕ lượng vitamin D ở mức tối ưu.
QUAN TRỌNG: Tại sao hấp thụ vitamin D từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lại rất quan trọng?
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bác sĩ Dtepjanie Seneff đă nâng tầm quan trọng của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lên một mức hoàn toàn mới. Tôi luôn khuyến cáo mọi người nên thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời bất cứ khi nào có thể để hấp thụ vitamin D. Và đánh giá của bác sĩ Seneff về mối liên hệ chặt chẽ giữa vitamin D – cụ thể là từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – với mức cholesterol và lưu huỳnh đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh, đă củng cố thêm cho khuyến cáo này.
Khi da bạn tiếp xúc ánh sáng mặt trời, nó sẽ tổng hợp vitamin D3 sulfate. Dạng vitamin D này có thể ḥa tan trong nước, không giống việc bổ sung vitamin D3 dạng uống, vốn là unsulfate và không thể ḥa tan tạo sulfate. Dạng ḥa tan trong nước có thể di chuyển tự do trong máu của bạn, trong khi đó dạng unsulfate cần LDL (c̣n được gọi là chất cholesterol xấu) làm phương tiện để di chuyển trong máu. Bà Seneff cũng nghi ngờ liệu uống vitamin D unsulfate có thể mang lại lợi ích giống như vitamin D có được do da bạn tiếp xúc ánh sáng mặt trời, bởi v́ vitamin D unsulfate không thể chuyển hóa thành vitamin D sulfate.
Tôi tin đây là một lư do rất thuyết phục để đồng thanh kêu gọi mọi người đáp ứng nhu cầu vitamin D của cơ thể bằng việc tiếp xúc an toàn với ánh sáng mặt trời, hoặc sử dụng giường thuộc da an toàn (với chấn lưu bằng điện tử, không dùng chấn lưu bằng từ trường để tránh bị nguy hiểm với trường điện động). Tôi duy tŕ lượng vitamin D khoảng 65 tới 110 nanogam/ml nhờ tiếp xúc ánh sáng mặt trời đều đặn.
Tôi thừa nhận là hấp thụ vitamin D qua ánh sáng mặt trời có thể không khả thi với phần lớn mọi người, và lúc đó việc uống bổ sung vitamin D hiển nhiên sẽ tốt hơn nhiều nếu không làm ǵ hết.
Vitamin D có thể giúp bạn hồi phục nhanh hơn… và ngăn chặn cảm, cúm ngay từ ban đầu
Vitamin D là một chất chống vi trùng có hiệu quả đáng kinh ngạc, nó sản xuất 200 đến 300 các chuỗi axit amin chống vi trùng khác nhau trong cơ thể, giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi rút và nấm. Vậy nên tối ưu hóa hàm lượng vitamin D trong cơ thể của bạn không chỉ loại trừ vi rút cảm cúm mà c̣n ngăn chặn chúng xâm nhập cơ thể ngay từ ban đầu.
Ngược lại với việc sử dụng vắc xin cúm (tôi sẽ nhắc tới sau đây), khuyến cáo dùng vitamin D ngày càng được khoa học công nhận.
Ví dụ, trong một nghiên cứu công bố năm ngoái, các nhà khoa học đă điều tra tác dụng của vitamin D đối với học sinh trong việc ngăn mắc cúm A theo mùa. Trong hơn một năm, họ tiến hành nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của vitamin D3 với các loại thuốc giả dược (là thuốc giả không có tác dụng chữa bệnh, chủ yếu để làm yên ḷng người bệnh hoặc để kiểm tra công dụng của một loại thuốc nào đó). Họ thấy chỉ có 10,8% trẻ em trong nhóm vitamin D nhiễm cúm A, so với 18,6% trẻ em trong nhóm thuốc giả dược.
Theo các tác giả nghiên cứu:
“Nghiên cứu này đă đưa ra một giả thiết rằng bổ sung vitamin D3 trong mùa đông có thể giảm việc nhiễm cúm, đặc biệt đối với nhóm tuổi học sinh”.
Theo nghiên cứu mới nhất của Carole Baggerly, giám đốc của Grassroots Health cho biết người trưởng thành trung b́nh cần 8000 đơn vị vitamin D dạng uống trong một ngày. Với trẻ em, nhiều chuyên gia đồng ư rằng chúng cần khoảng 35 đơn vị vitamin D trên một pound trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nhu cầu về vitamin D là rất khác nhau ở mỗi người, v́ trạng thái vitamin D của bạn phụ thuốc vào nhiều yếu tố. Do vậy lượng vitamin D khuyến cáo ở trên có thể phù hợp với phần lớn mọi người, nhưng không thể có liều lượng nào phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người.
Cách duy nhất để xác định liều lượng tối ưu với bạn là kiểm tra máu. Sẽ là lư tưởng nếu bạn duy tŕ lượng vitamin D ở mức 50 đến 70 nanogam/ml quanh năm.
Cách chống cảm cúm thông thường thực sự làm giảm khả năng trị bệnh.
Bệnh cảm đơn giản nhất sẽ hết sau khoảng 8 đến 9 ngày, khoảng 25% khỏi sau 2 tuần, 5-10% khỏi sau ba tuần. Thậm chí, dai dẳng nhất th́ cũng khỏi sau vài tuần.
Ngược lại, bệnh cúm có xu hướng khỏi nhanh hơn, cúm thông thường sẽ khỏi sau 4 đến 7 ngày. Và thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn có thể tự ư áp dụng các phương pháp chữa cảm, cúm hoặc dùng thuốc hạ sốt mà không có đơn hoặc chỉ định của bác sĩ. Thực tế, miễn là nhiệt độ cơ thể bạn duy tŕ dưới mức 102 độ Fahrenheit (38.9 độ C) th́ không cần dùng thuốc hạ sốt. V́ vi rút cảm không tái tạo ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ cơ thể, nên các cơn sốt nhẹ chính là để giúp bạn loại bỏ vi rút nhanh hơn.
Cũng tránh dùng thuốc giảm đau không có đơn của bác sĩ, v́ các nhà nghiên cứu khuyên rằng uống thuốc Aspirin hay Tylenol (Acetaminophen) có thể thực sự làm giảm khả năng sản xuất các kháng thể tiêu diệt vi rút cảm. Thuốc Aspirin có liên quan tới các biến chứng về phổi bao gồm chứng phù phổi và sự xuất hiện bất thường các chất lỏng trong phổi khi bạn dùng quá liều hay lạm dụng. Chỉ sử dụng các loại thuốc này khi thực sự cần thiết, như trường hợp thân nhiệt bạn cao hơn 105 độ Fahrenheit (40.5 độ C), đau hoặc yếu cơ nghiêm trọng.
Điều quan trọng nhất cần nhớ là thuốc kháng sinh KHÔNG diệt được vi rút, do vậy chúng vô dụng với vi rút cảm và cúm. Nhưng không may, kháng sinh lại được kê đơn quá nhiều cho mục đích chống lại vi rút. Nên nếu bạn bị cảm hay cúm, nhớ là trừ khi bạn có viêm phổi thứ phát do vi khuẩn, một liều kháng sinh có thể có nhiều tác hại hơn là lợi. Bởi v́ bất cứ khi nào bạn sử dụng một loại kháng sinh, cơ thể bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh lây nhiễm đang phát triển sự đề kháng đối với loại thuốc đó – và bạn có thể trở thành người mang con bệnh kháng thuốc này và truyền nó sang người khác.
Khi nào bạn nên gọi bác sỹ?
Xoang, tai, bệnh về phổi (viêm cuống phổi, viêm phổi) là ví dụ của bệnh lây nhiễm vi khuẩn mà PHẢN ỨNG lại các loại thuốc kháng sinh. Nếu cơ thể xuất hiện bất ḱ loại triệu chứng nào sau đây, bạn có nguy cơ đang nhiễm loại bệnh lây truyền do vi khuẩn hơn là vi rút cảm, và bạn nên gọi bác sĩ:
Sốt trên 102 độ Fahrenheit (38.9 độ C)
Đau tai
Đau xung quanh mắt, đăc biệt với chảy mủ xanh ở mũi.
Thở gấp hoặc ho không ngăn được, dai dẳng.
Ho dai dẳng ra đờm xanh và vàng
Thật bất ngờ, THIẾU các bằng chứng chứng minh hiệu quả của vắc xin cúm
Trong khi vắc xin cúm được quảng cáo là cách tốt nhất để tránh cúm trong mùa cúm, nhiều người không nhận ra rằng các quảng cáo này không có cơ sở khoa học. Thực chất nó chỉ là mong muốn pḥng bệnh vốn không được ủng hộ bởi các bằng chứng khoa học.
Hăy lấy các đánh giá cơ sở dữ liệu của Cochrane – là tiêu chuẩn vàng để đánh giá hiệu quả các các biện pháp y học – làm ví dụ. Năm đánh giá của Cochrane được công bố giữa năm 2006 và năm 2010 đă hoàn toàn phủ nhận quan điểm rằng dùng vắc xin cúm là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh cúm.
Một đánh giá có tính hệ thống, quy mô lớn với 260.000 trẻ em tuổi từ 6 đến 23 tháng tham gia, công bố trong bài viết điểm lại hệ thống cơ sở dữ liệu của Cochrane năm 2006 cho thấy không có bằng chứng nào chứng minh rằng dùng vắc xin cúm hiệu quả hơn giả dược ở trẻ em dưới 2 tuổi.
Hai năm sau, năm 2008, một điều tra khác của Cochrane một lần nữa kết luận rằng “rất ít bằng chứng có thể kiểm chứng” rằng vắc xin cúm hiệu quả với trẻ em dưới 2 tuổi. Thậm chí đáng ngại hơn khi các tác giả tuyên bố rằng: “Thật ngạc nhiên khi chỉ t́m thấy duy nhất một nghiên cứu về sự không hiệu quả của vắc xin với trẻ dưới hai tuổi, trong bối cảnh trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng tuổi ở Canada và Mỹ được khuyến cáo phải tiêm chủng như hiện nay. Những khuyến cáo quan trọng như vậy cần được đánh giá qua nhiều nghiên cứu quy mô lớn. Và nếu tạo miễn dịch ở trẻ em được coi là chính sách sức khỏe cộng đồng, cần thực hiện gấp các nghiên cứu quy mô lớn”.
Sau đó, năm ngoái, Cochrane đă công bố kết luận gây xôn xao dư luận sau đây:
“Vắc xin cúm có rất ít tác dụng trong việc giảm triệu chứng cúm và giúp giảm ngày nghỉ làm do cúm.Không có bằng chứng cho thấy vắc xin tác động đến các biến chứng như là viêm phổi hay lây truyền.
CẢNH BÁO: Cuộc điều tra này đánh giá 15 trong số 36 thử nghiệm, được tài trợ bởi ngành công nghiệp (4 thử nghiệm không công bố nhà tài trợ). Trước đó, một bài viết mang tính hệ thống điểm lại 274 công tŕnh nghiên cứu về vắc xin cúm được công bố trước năm 2007 cho thấy các nghiên cứu do ngành công nghiệp tài trợ được xuất bản trong các tạp chí uy tín hơn và được trích dẫn nhiều hơn các nghiên cứu khác, không phụ thuộc vào chất lượng phương pháp luận và quy mô. Và các nghiên cứu được tài trợ từ nguồn công cộng rất hiếm khi đưa ra các kết luận có lợi cho vắc xin.
Cuộc điều tra cho thấy bằng chứng đáng tin cậy về vắc xin cúm là rất ít nhưng có bằng chứng về việc phổ biến làm giả các kết luận và cả sự giả dối rơ ràng của các nghiên cứu. Khám phá này nên được dùng để giải thích cho nội dung và kết luận của cuộc điều tra”. [Trích dẫn từ bài báo của Cochrane]