Nếu thông tin này được xác nhận, th́ đây sẽ là mối nguy hiểm cho Afghanistan và Pakistan – hai nước vẫn đang phải đối phó với Taliban và Al-Qaeda.
Thất thế và suy yếu tại Iraq và Syria do các cuộc không kích của Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng bắt đầu lấn sang khu vực Nam Á – vốn được coi là địa bàn của Taliban và Al- Qaeda. Điều này đang đặt ra những thách thức mới đối với chính phủ Afghanistan và Pakistan trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) (ảnh: Al Arabiya)
Các quan chức Afghanistan ngày 12/1 lần đầu thừa nhận rằng, nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang hoạt động tại miền Nam nước này. Trong tuần qua, đại diện của IS đă tỏa khắp khu vực để tuyển mộ các tay súng gia nhập tổ chức.
Tại nước láng giềng Pakistan, một đoạn băng phát cuối tuần qua về một người tự xưng là đại diện một số nhóm cực đoan tại Afghanistan và Pakistan, cam kết ủng hộ và trung thành với nhóm Nhà nước Hồi giáo.
Nếu thông tin này được xác nhận, th́ đây sẽ là một mối nguy hiểm thật sự cho Afghanistan và Pakistan – hai nước vẫn đang phải chật vật đối phó với hai nhóm khủng bố là Taliban và Al- Qaeda. Mỹ ngay lập tức lên tiếng bày tỏ lo ngại trước thông tin nhóm Nhà nước Hồi giáo vươn sang hoạt động các quốc gia Nam Á này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết: “Chúng tôi cũng đă nghe những thông tin về việc nhóm Nhà nước hồi giáo hoạt động tại Afghanistan. Chúng tôi đang tiếp tục xem xét liệu sự ủng hộ này có được thực hiện bằng hành động cụ thể hay đơn thuần chỉ là những tuyên bố hỗ trợ bằng lời nói. Mỹ vẫn đang xem xét chặt chẽ t́nh h́nh”
Bất chấp những thông tin cho thấy IS đang gia tăng ảnh hưởng ở Nam Á, các chuyên gia phân tích chính trị khu vực vẫn bác bỏ khả năng hợp tác chặt chẽ giữa IS với Taliban tại Pakistan và Afghanistan.
Michael Kugelman - một chuyên gia phân tích thuộc trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson có trụ sở tại Mỹ cho rằng, có sự hội tụ ư thức hệ giữa hai nhóm vũ trang này, nhưng có quá nhiều yếu tố hạn chế khả năng chúng hợp tác chặt chẽ với nhau.
Taliban tại Afghanistan là một nhóm nổi lên t́m cách lật đổ chính phủ Afghanistan. Ngược lại, nhóm Nhà nước Hồi giáo là một tổ chức hoạt động bành trướng, nhằm thiết lập một ư thức hệ Hồi giáo. Sự khác nhau về mục tiêu cuối cùng trong hoạt động của nhóm sẽ khiến chúng không thể t́m được tiếng nói chung.
Sự hợp tác giữa các nhóm cực đoan này là mối đe dọa với không chỉ khu vực Nam Á nói riêng mà toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa những lực lượng này cũng đặt ra thách thức mới trong cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và Pakistan.
Al- Qaeda, Taliban và IS trong thời gian tới có thể sẽ thực hiện nhiều vụ tấn công hơn để phô trương sức mạnh và tranh giành khu vực kiểm soát. Tại Afghanistan, các phần tử IS đang cố gắng hạ cờ trắng của Taliban và treo cờ đen của tổ chức này lên. Giao tranh đă xảy ra tại một số khu vực tuần qua, khiến 20 phần tử vũ trang thiệt mạng.
Nhận thức rơ những nguy cơ đang phải đối mặt, chính phủ Afghanistan và Pakistan đều lên kế hoạch đối phó với mối đe dọa mới. Chuyên gia phân tích chính trị Pakistan, Khattak cho rằng, quyết định của hai nước khởi động chiến dịch quân sự truy quét các nhóm vũ trang tại khu vực biên giới là một hành động được chờ đợi từ lâu, trong đó có mục tiêu ngăn đà mở rộng của IS tại Trung Đông.
Tuy nhiên, ông Khattak nhận định, chỉ bằng các hoạt động quân sự sẽ không thể giải quyết được vấn đề. Điều vô cùng quan trọng đối với Pakistan và Afghanistan là đầu tư vào các phúc lợi cho người dân và các chương tŕnh phát triển để xóa đói giảm nghèo, làm nản ḷng những người gia nhập hàng ngũ của lực lượng cực đoan. Đây không chỉ là cách ngăn chặn sự lớn mạnh của IS mà c̣n cả các nhóm cực đoan khác trong khu vực như Taliban hay Al- Qaeda.
VietSN Ⓒ Sưu tập