Lâu nay, chúng ta biết đến nhiều tác dụng của thịt quả đu đủ. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, hạt đu đủ không những không độc hại mà đang nhanh chóng trở thành một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với những dược tính của nó.
Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới với hương vị ngọt ngào và được Christopher Columbus gọi là “hoa trái của các thiên thần”. Đu đủ có thể được t́m thấy quanh năm nhưng nhiều nhất vẫn là mùa hè và mùa thu. Trong bài này chúng tôi muốn gửi đến các bạn công dụng của hạt đu đủ, một khám phá thú vị.
Tác dụng của hạt đu đủ
Cả đông và tây y đều nhắc đến công dụng của hạt đu đủ trong việc hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ thận, và giải độc gan cũng như ngăn ngừa sự lây lan của các loại mầm bệnh gây nhiễm trùng.
Hạt đu đủ có hàm lượng axit oleic và palmitic. Các loại axit béo có trong hạt đu đủ được cho là giúp cơ thể chúng ta pḥng chống ung thư.
Hạt đu đủ cũng dùng để loại bỏ khỏi cơ thể các loại kư sinh trùng đường ruột nhờ hàm lượng enzyme cao, một chất phân giải protein giúp phân hủy kư sinh trùng và trứng của chúng cũng như các protein không tiêu hóa hết trong thực phẩm bạn ăn.
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng hạt đu đủ cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ ở hệ tiêu hóa và đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt E. coli, Salmonella, tụ cầu khuẩn, và bệnh nhiễm khuẩn khác.
Bạn nên ăn nhiều đu đủ để bổ sung vitamin A v́ đu đủ chứa nhiều vitamin A, canxi và dồi dào nguồn kali.
Đu đủ cũng chứa vitamin B, vitamin B-6, vitamin B-1 và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc muốn pḥng ngừa chứng táo bón, hăy thử ăn đu đủ.
Bên cạnh việc “chăm sóc” đường tiêu hóa của bạn, đu đủ cung cấp ít năng lượng và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp với chế độ giảm cân.
Làm thế nào để ăn hạt đu đủ?
Chúng ta có thể ăn thô với mục đích chữa bệnh hoặc chế biến vào món ăn bằng cách làm khô và nghiền hạt dùng thay cho hạt tiêu. Hạt đu đủ có hương vị rất giống với hạt tiêu đen và có thể dùng thay thế trong nhiều công thức nấu ăn. Bạn cũng có thể tích trữ để sử dụng lâu dài.
pizza@Vietsn © sưu tầm